Khám Phá

Có nên bỏ Tết Nguyên Đán? Ý kiến trái chiều của người dân


Cứ vào dịp gần Tết Nguyên Đán, trong vài năm trở lại đây, chủ đề tranh luận về việc có nên gộp Tết Tây và Tết Ta làm một? lại nóng lên hơn bao giờ hết.

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên bỏ Tết Nguyên Đán hay không?




Các ý kiến ủng hộ thường trích dẫn đề xuất của GS Võ Tòng Xuân, người đã nói tới việc này từ cách đây cả chục năm. Ông lại được truyền thông trích thuật lập luận rằng Tết Việt Nam là theo lịch Trung Quốc với nhiều tập quán cổ truyền, có mấy bất lợi sau đây:

1- Mất cơ hội nắm bắt ngay thời cơ kinh doanh, giao thương với nước ngoài.

2- Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

3- Gượng ép thời khóa biểu học tập và thi học kỳ của sinh viên học sinh, làm cho họ mất cả 2 tuần lễ học hành.

4- Dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng.

5- Lãng phí ngày làm việc trong khi quốc tế nghỉ Tết Tây.

có nên bỏ tết nguyên đán không

Vẫn theo giáo sư Võ Tòng Xuân thì đến nay chỉ có Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam là còn giữ cái Tết âm lịch trong khi các nước khác ở châu Á đã chuyển ngày nghỉ Tết truyền thống theo dương lịch.

Ông đưa ví dụ điển hình là Nhật Bản, một trong số những quốc gia giàu nhất thế giới, đã chuyển tập quán ăn Tết của Nhật sang ăn Tết theo Dương Lịch từ năm 1872, 19 năm sau khi hạm đội Mỹ tiến vào hải cảng Edo (bây giờ là Tokyo) năm 1853, chưa kể rất nhiều nước châu Âu khác cũng đã áp dụng ăn Tết theo dương lịch từ đầu thế kỷ 16 và những thế kỷ tiếp sau đó.

Ông cũng cho rằng "Việt Nam chúng ta đến thời đại này vẫn còn nghỉ Tết theo lịch của Trung Hoa để chuốc lấy những lãng phí đã kể trên đây."

Mới đây nhất, một lần nữa ý tưởng nên gộp Tết Tây và Tết Ta lại được bàn tới và lại tiếp tục có rất nhiều ý kiến trái chiều.

có nên bỏ tết nguyên đán không

'Giúp hội nhập kinh tế'?

Nhà văn trẻ Tuệ Nghi có bài viết gửi cho VTC News ủng hộ quan điểm này.

Tuệ Nghi lập luận là "hô hào hội nhập kinh tế nhưng vẫn muốn giữ khư khư lề lối văn hoá truyền thống đó là Tết cổ truyền".

Cô cũng nói không phủ nhận "Tết cổ truyền mới đúng là Tết sum họp của người Việt nhưng nó không còn phù hợp với tốc độ phát triển xã hội nhanh vũ bão như hiện nay.

"Chúng ta chọn đất nước giàu mạnh hay chọn cố chấp giữ truyền thống để cứ phải ngậm ngùi nhìn các quốc gia khác vượt mặt chúng ta hàng thập kỷ?"

có nên bỏ tết nguyên đán không

Nhà văn Tuệ Nghi có quan điểm: "Trên lý thuyết, Tết là sum họp, là tình thân và cũng có người cho rằng Tết cổ truyền là hồn của dân tộc, Tết còn thì dân tộc Việt mới còn (?!) Tôi không nghĩ vậy, cá nhân tôi cho rằng nếu đã sống có tình thì 365 ngày trong năm đều tình nghĩa với nhau, đều sum họp với nhau chứ cần gì nhân danh Tết để bày mâm cao cỗ đầy?

"Và cái hồn ở dân tộc vốn dĩ nằm ở sự thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, sự hội nhập khéo léo về văn hoá cũng như chuẩn mực trong đạo đức, lối sống của con người. Hà cớ gì đạo đức xã hội càng xuống cấp, kinh tế thì thụt lùi, Tết thì ngày càng 'nhạt' mà cứ phải khăng khăng 'giữ hồn'?"

có nên bỏ tết nguyên đán không

Ủng hộ ý kiến này còn phải kể tới một số người có tên tuổi như các chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh v.v.

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, có quan điểm xét trên góc độ kinh tế: "một nước còn nghèo, năng suất lao động còn rất thấp như Việt Nam mà lại nghỉ nhiều hoặc làm việc với một nhịp độ thấp như vậy thì rất khó cho việc phát triển."

"Dịp đó có thể dài hơn nhưng nghỉ một kỳ. Hiện nay thời gian nghỉ giữa hai cái Tết đang gây ảnh hưởng ghê gớm tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty", bà Chi Lan được báo chí trích dẫn.

Chưa kể theo bà Chi Lan việc gộp hai cái Tết còn có cái lợi vẫn duy trì được truyền thống gia đình và truyền thống sum họp nhưng có kỳ nghỉ chung với thời gian nghỉ dài thì con cháu ở các nơi khác, ở nước ngoài cũng vẫn có thể về sum họp vì hiện "nếu gia đình nào có con cái đang ở nước ngoài thì khó có thể về được vào dịp này. Như vậy, con cháu cũng không thể sum họp được với gia đình vào dịp Tết Nguyên đán."

có nên bỏ tết nguyên đán không

'Nét đặc trưng văn hóa'?

Trước những đề xuất và ý kiến ủng hộ việc gộp Tết đã có không ít các ý kiến phản đối.

Giáo sư Hoàng Chương, GĐ Trung Tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, được báo Người đưa tin trích lời nói việc đề xuất như thế là không hợp lý vì Tết Nguyên đán không chỉ là dịp sum vầy, dịp nhớ về nguồn cội mà đã ăn sâu trong tâm trí cũng như là nét văn hóa đặc trưng của con người Việt Nam.

"Tết cổ truyền là văn hóa truyền thống có từ hàng mấy ngàn năm. Tết cổ truyền là nét đặc trưng gắn liền với đời sống xã hội, tinh thần cũng như văn hóa của người dân Việt Nam. Nói gì thì nói, người ta đi làm cả năm chỉ có những ngày Tết để trở về sum vầy bên gia đình, cớ sao nói bỏ. Chúng ta có Tết của chúng ta, người phương Tây có Tết của họ sao lại đi bỏ văn hóa của ta để theo văn hóa của họ… Tôi cho là bất hợp lý", Giáo sư Hoàng Chương nói.

có nên bỏ tết nguyên đán không

Ý kiến của những người nổi tiếng:



TS Nguyễn Ngọc Thơ, trường ĐHKHXH&NV TP.HCM: tết truyền thống vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa của nó.

Nghệ sĩ Trung Dân: Tệ nạn xã hội, tham nhũng, trì trệ kinh tế, tác phong lao động chưa tốt… đều không phải do Tết.

Diễn viên Bình Minh: Lãng phí và giữ Tết cổ truyền không liên quan.

NSƯT Kim Tử Long: Sao lại bỏ cái Tết ông bà để lại?

Lương Thế Thành: Mất Tết tức là mất đi truyền thống của cha ông ta.

Nghệ sĩ Xuân Hương: Dân tộc nào cũng có những nét đẹp văn hóa riêng.

Ca sĩ Dương Triệu Vũ: Giữ Tết cổ truyền nhưng không nên nghỉ quá dài.

Ca sĩ Ánh Tuyết: Tết ông bà, tổ tiên để lại chúng ta phải giữ nhưng đừng lạm dụng.

► Xem thêm:

» » » Hà Nội lọt vào danh sách những thành phố Kém Thân Thiện nhất Thế Giới

» » » Ca Dao và Tục Ngữ khác nhau như thế nào?

» » » Những cú sốc về Văn Hóa với người nước ngoài khi đến Việt Nam

No comments