Khám Phá

Chân dung các Đại Tướng của Việt Nam


Các bạn có biết, tính đến thời điểm hiện nay Việt Nam có bao nhiêu Đại tướng? 


Theo quy định hiện hành, quân hàm Đại tướng QĐND Việt Nam do Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia ký quyết định phong cấp.

Đến nay, Việt Nam đã có 17 người được phong quân hàm Đại tướng, gồm 14 Đại tướng trong QĐND và 3 Đại tướng công an. Trong đó, có 2 quân nhân được đặc cách phong quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là ông Võ Nguyên Giáp (phong năm 1948) và ông Nguyễn Chí Thanh (phong năm 1959).

I: Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam: 

1. Võ Nguyên Giáp

võ nguyên giáp

Võ Nguyên Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam.

Sinh: 25 tháng 8, 1911, Lệ Thủy, Quảng Bình

Mất: 4 tháng 10, 2013, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội

Chôn cất: 13 tháng 10, 2013, Vũng Chùa - Đảo Yến

Năm thụ phong 1948. 

Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1951-1982), Bí thư Quân ủy trung ương.

2. Nguyễn Chí Thanh

nguyễn chí thanh

Sinh: 1 tháng 1, 1914 tại Quảng Điền, Thừa Thiên, Liên bang Đông Dương.

Mất: 6 tháng 7, 1967 (53 tuổi) tại Hà Nội.

Ông là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào".

Năm thụ phong 1959. 

Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1951-1967)

3. Văn Tiến Dũng

văn tiến dũng

Ông sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917, tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Mất ngày 17 tháng 3 năm 2002 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.

Năm thụ phong 1974. 

Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng(1980-1987). 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị khóa III, IV, V, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984-1986).

4. Hoàng Văn Thái

hoàng văn thái

Tên thật là Hoàng Văn Xiêm, sinh vào 1 tháng 5 năm 1915 tại làng An Khang, tổng Đại Hoàng (nay là xã Tây An), huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Mất ngày 2 tháng 7 năm 1986, ông đột ngột qua đời sau một cơn đau tim tại Quân y viện 108, thọ 71 tuổi 

Năm thụ phong 1980. 

Chức vụ cao nhất: Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên (1945-1953), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa III, IV và V.

5. Chu Huy Mân

chu huy mân

Ông tên thật là Chu Văn Điều, sinh ngày 17 tháng 3 năm 1913 tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay thuộc xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).

Mất ngày 1 tháng 7 năm 2006 tại Hà Nội.

Năm thụ phong 1982. 

Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981-1986). 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1976-1986).

6. Lê Trọng Tấn

lê trọng tấn

Ông tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1914, tại làng Nghĩa lộ, thôn An Định (cũ), xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).

Ngày 5 tháng 12 năm 1986 ông mất tại Hà Nội. Ngay trước Đại hội lần thứ sáu của Đảng, mà nhiều người đồn rằng rất có thể ông sẽ nhậm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Năm thụ phong 1984. 

Chức vụ cao nhất: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng (1980-1986). 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương các khóa IV và V.


7. Lê Đức Anh

le duc anh

Lê Đức Anh, sinh ngày 1/12/1920 tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, quê quán tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Năm thụ phong 1984. 

Chức vụ cao nhất: Chủ tịch nước (1992-1997). Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1987-1991). 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1982-1997).

8. Nguyễn Quyết


Ông là người gốc họ Đào có tên là Đào Nguyễn Quyết, quá trình hoạt động công tác Ông có tên là Nguyễn Tiến Văn, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1922, quê tại thôn Dưỡng Phú, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Năm thụ phong 1990. 

Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng khóa VI.

9. Đoàn Khuê


Đoàn Khuê sinh ngày 29 tháng 10 năm 1923; Mất ngày 16 tháng 1 năm 1999; Quê quán: Thôn Gia Đẳng, Xã Triệu Tân, huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị (nay là Xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị). Trú quán: Số nhà 30 Lý Nam Đế, Phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Năm thụ phong 1990. 

Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1991-1997). 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1991-1997).

10. Phạm Văn Trà


Sinh ngày 19 tháng 8 năm 1935 ở xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Năm thụ phong 2003. 

Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997-2006). 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1997-2006).

11. Lê Văn Dũng


Ông tên thật là Nguyễn Văn Nới, sinh ngày 25 tháng 12 năm 1945 tại xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Năm thụ phong 2007. 

Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2001-2011). 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng (2001-2011).


12. Phùng Quang Thanh


Sinh ngày 2 tháng 2 năm 1949 tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc nay là huyện Mê Linh, Hà Nội.

Năm thụ phong 2007. 

Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006 - 2016). 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị ( 2006 - 2016).

13. Đỗ Bá Tỵ


Sinh ngày 1 tháng 12 năm 1954 tại xã Hùng Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, nguyên quán Đan Phượng, Hà Nội

Năm thụ phong 2015. 

Chức vụ cao nhất: Tổng Tham mưu trưởng (2010 - đến nay). 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng.

14. Ngô Xuân Lịch


Sinh ngày 20 tháng 4 năm 1954, quê tại thôn Lương Xá, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Năm thụ phong 2015. 

Chức vụ cao nhất: Đương nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng(2016 - đến nay).

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng (2016 - đến nay). 

II: Đại tướng công an nhân dân: 

15. Mai Chí Thọ


Tên thật là Phan Đình Đống (sinh ngày 15 tháng 7 năm 1922 - mất ngày 28 tháng 5 năm 2007 tại Hà Nội.

Sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (nay là xã Nam Vân thuộc thành phố Nam Định)

Năm thụ phong 1989. 

Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng khóa VIII.

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI (1986-1991).

16. Lê Hồng Anh


Sinh ngày 12 tháng 11 năm 1949, tại xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang).

Năm thụ phong 2005. 

Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Công an. 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Hiện nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

17. Trần Đại Quang


Sinh ngày 12 tháng 10 năm 1956 tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Năm thụ phong 2012.

Chức vụ cao nhất: Chủ tịch nước đương nhiệm. 

Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương.



No comments