Khám Phá

Vì sao Hoa Kỳ cắt viện trợ cho miền Nam Việt Nam - VNCH


Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là việc Hoa Kỳ cắt hoàn toàn viện trợ. Vậy, lý do gì khiến Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh của mình tại miền Nam Việt Nam?

Thực chất vấn đề cắt quân viện đã manh nha từ đầu thập niên 1970.

“Hành quân Campuchia năm 1970 đã tạo ra phản ứng chống đối dữ dội của Quốc Hội Mỹ vì họ cảm thấy bị ngành hành pháp che dấu sự thật. Tháng 6.1970, Thượng viện đã biểu quyết với đa số chấm dứt nghị quyết Vịnh Bắc Việt trao toàn quyền hành động cho Tổng Thống Mỹ từ năm 1964. Hai Thượng Nghị Sĩ John S. Cooper (đảng Cộng Hoà, tiểu bang Kentucky) và Frank F. Church (đảng Dân Chủ, tiểu bang Idaho) một thành viên của Ủy ban Ngoại Giao Thượng Viện đã đề nghị một tu chính án cắt tất cả phí tổn về quân sự của Mỹ tại Miên kể từ ngày 1.7.1970. Sau 7 tuần lễ tranh cãi, Thượng Viện Mỹ biểu quyết vào cuối tháng 6.1970 với 58 phiếu thuận và 37 phiếu chống. Tuy nhiên Hạ Viện đã bác bỏ tu chính án này. Tu chính án do đó được sửa đổi lại và được biểu quyết chấp thuận vào tháng 12. Theo đó Mỹ không được đưa quân tác chiến vào Lào và Thái Lan.

Lần đầu tiên Tổng Thống Mỹ với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân đội bị giới hạn quyền hành trong tình trạng chiến tranh. Một tu chính án khác do hai Thượng Nghị Sĩ George Mc Govern (đảng Dân Chủ, tiểu bang South Dakota) và Mark O.Hatfield (đảng Cộng hoà, tiểu bang Oregon) đã đề nghị rút tất cả quân đội Mỹ và cắt tất cả quân viện cho VNCH vào cuối năm 1971. Tuy nhiên Thượng Viện Mỹ đã bác bỏ hai lần (1970 và 1971) tu chính án này. Năm 1973, Quốc Hội Mỹ biểu quyết chấp thuận tu chính án do Frank Church và Thượng Nghị Sĩ Clifford (đảng Cộng Hoà) chấm dứt tất cả quân viện cho các nước Đông Dương. Trong cuốn ” Chiến Tranh Việt NamToàn Tập" trang 510 Tháng 6-1973 Quốc Hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự tại Đông Dương, ngày 1-7 Nixon miễn cưỡng ký thành luật áp dụng kể từ 15-8. Đến tháng 10-73 Quốc Hội lại thông qua dự luật Quyền Hạn Chiến Tranh (War powers Act) buộc Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến. Ý định bỏ rơi đồng minh đã bắt đầu xuất hiện.

Khi người Mỹ mới đổ quân ồ ạt vào Việt Nam năm 1965 ngân sách năm ấy mới có 646 triệu đô la, năm sau 1966 tăng vọt lên gần 6 tỷ, đến 1967 tăng lên 20 tỷ, năm 1968 tăng lên 26 tỷ năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 1971 xuống còn 12 tỷ vì Mỹ đang rút quân. Năm 1972 họ rút gần hết chỉ còn 24,200 người khi ấy miền Nam phải một mình gánh vác chiến trường với tiền viện trợ ngày một bị cắt giảm. Năm 1973 Quân viện là 2 tỷ 1, sang năm 1974 chỉ còn 1 tỷ 4, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu trong đó 300 triệu để trả lương cho nhân viên cơ quân tuỳ viên quân sự DAO của Mỹ. VNCH chỉ nhận được một nửa số quân viện cần thiết.



Năm 1975 đảng Dân Chủ nắm đa số tại Quốc Hội Mỹ, họ chủ trương bỏ Đông Dương không cần biết hậu quả cũng như danh dự cho nước Mỹ. Về thế lực cũng như tài chính Dân chủ thua kém Cộng Hoà nên chỉ thừa cơ nước đục thả câu, lợi dụng sơ hở của Cộng Hòa để thọc gậy bánh xe. Họ chớp đúng thời cơ khi phong trào phản chiến lên cao được dân chúng ủng hộ để nắm đa số tại Quốc Hội và thẳng tay bỏ rơi đồng minh không thương tiếc, cái mà ông Nguyễn Tiến Hưng gọi là “nhát gươm đao phủ”.

Ngay sau đó, 13 tháng 3, nhát gươm đao phủ đã hạ xuống: ban lãnh đạo Đảng Dân Chủ, cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện (họ lại là thành phần quyết định trong Quốc Hội) bỏ phiếu với đại đa số : chống bất cứ viện trợ nào thêm cho Miền nam.


Theo Đại Tướng Cao Văn Viên hậu quả của cắt giảm quân viện là không quân phải cho hơn 200 máy bay ngưng bay.. giảm giờ bay, huấn luyện 50%, số giờ bay thám thính 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%.. Hải quân cũng bị cắt giảm hoạt động 50%, 600 tầu xuồng các loại nằm ụ, các chiến cụ, quân dụng hư hỏng không được thay thế, chỉ có khoảng 33% được thay. Tổng số đạn trong kho chỉ đủ dùng cho đến tháng 6-1975, thuốc men thiếu thốn, số tử vong lên cao khiến tinh thần binh sĩ xuống thấp.

Người Mỹ ký hiệp định Paris để rút quân ra khỏi VN và lấy tù binh về không quan tâm gì tới sự tồn vong của miền Nam.Ông Thompson, chuyên viên về du kích chiến cho rằng miền Nam bị đe doạ chỉ vì để cứu nước Mỹ khỏi cảnh xâu xé nhau, miền Bắc bị buộc phải ngồi vào bàn hội nghị để cứu nước Mỹ. Ông M.Gauvin nguyên chủ tịch Ủy Hội Kiểm Soát Quốc tế tuyên bố ngày 4-4-1975 cho rằng miền Nam VN thất bại do quyết tâm bỏ rơi đồng minh của Mỹ nhiều hơn là do hết đạn.

“Còn về khả năng tồn tại, ông cho là ‘vẫn còn tùy thuộc vào số quân viện Hoa Kỳ cung cấp cho VNCH’. ĐT Viên kết luận “Một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6-1975 nếu không nhận được quân viện phụ trội. Và một quân đội sẽ không thể nào chiến đấu nếu không có những trang bị cần thiết để chiến đấu”.

Khi lập luận như trên người ta sẽ đạt thêm câu hỏi tại sao họ lại bỏ rơi VNCH?

“Tại sao Mỹ lại dứt khoát bỏ rơi Miền nam? Câu trả lời ngắn gọn là vì quyền lợi của Mỹ ở Việt nam đã không còn nữa”.
Ngoài những nguyên nhân gần nêu trên, lại những động cơ khác đã gây lên hoặc ảnh hưởng trực tiếp mà ta gọi là nguyên nhân xa.


Thuyết Domino không còn giá trị


Khoảng tháng 3 năm ngoái, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Laird dưới thời Tổng Thống Nixon cho biết Tổng Thống Ford năm 1975 đã bác bỏ thuyết Domino có từ 7-4-1954 dưới thời Tổng Thống Eisenhower, thuyết này cho rằng hễ mất một nước thì mất luôn nhiều quốc gia khác y như trong ván cờ Domino.

Các cấp lãnh đạo Hoa Kỳ đã sống qua thập niên 30 với những biến chuyển lịch sử trên thế giới và nhận thấy có những tương đồng với tình hình Đông Nam Á đương thời: Năm 1931 Nhật chiếm Mãn Châu đưa tới lấn chiếm Trung Hoa, Đông Dương, Mã lai..rồi dẫn tới trận Trân Châu Cảng. Đức chiếm Áo, Tiệp rồi Pháp, Bỉ và đưa tới chiến tranh Âu Châu. Nếu xâm lược không bị trừng trị nó sẽ lan rộng hơn lên theo kiểu tầm ăn dâu y như một căn bệnh do vi trùng đục khoét. Những biến chuyển lịch sử trên đây đã hình thành học thuyết Domino.

Tổng Thống Eisenhower là người đầu tiên đề xướng học thuyết Domino trong cuộc họp báo ngày 7-4-1954, trả lời phóng viên báo chí ông cho biết nếu mất Đông Dương thì dần dần sẽ mất Miến Điện, Thái lan, Mã Lai, Nam Dương…và rồi từ từ Đài Loan , Nhật, Phi Luật Tân, Úc , Tân Tây Lan cũng mất theo. Thuyết Dommino đã khiến Mỹ quyết tâm ngăn chận chính sách tầm ăn dâu, sau chiến tranh Triều Tiên, Mỹ thấy không thể hoà hoãn với Cộng Sản được.

Việt Nam được coi như một thí điểm để ngăn chặn làn sóng đỏ, người Mỹ cho rằng nếu làm ngơ cho CS xâm lấn các nước lân bang thì dần dần năm châu bốn biển sẽ bị nhuộm đỏ, Hoa Kỳ tới lúc đó sẽ bị bao bọc bởi biển đỏ và họ sẽ phải xây một Vạn lý trường thành thứ hai để chống ngoại xâm. Người Mỹ chỉ đổ quân đổ của vào một cuộc chiến nào khi cảm thấy nền an ninh của đất nước họ bị đe dọa.

Ngay khi Trung Cộng chuyển vũ khí ồ ạt giúp Việt Minh, tháng 10-1950 Mỹ đã vội viện trợ quân sự cho Pháp 300 triệu đô la, hàng không mẫu hạm Mỹ chở tới Sài Gòn 40 máy bay Hellcat cho Pháp. Chính phủ và Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập, mới đầu quân viện Mỹ cho Pháp mới chỉ là 17% nhưng vài năm sau, chiến tranh bùng nổ dữ dội, quân viện tăng lên tới 74% .

Năm 1955 Mỹ hất cẳng Pháp ra khỏi Việt Nam để biến nơi đây thành tiền đồn chống Cộng tại Á Châu. Những năm 1963, 1964 CS tăng cường chiến tranh du kích hòng xâm lược miền Nam bằng bạo lực. Mỹ vội ồ ạt đổ quân vào miền Nam từ giữa năm 1965, tới cuối năm tổng số quân Mỹ tăng lên 184 ngàn người, năm sau 1966 tăng vọt lên 385 ngàn, năm 1967 lên 485 ngàn, năm 1968 lên 536 ngàn, đó là đỉnh cao của cuộc đổ quân. Tướng Wesmoreland cho rằng nếu Mỹ không đưa quân vào VN năm 1965 thì chỉ trong vòng 6 tháng là mất vì áp lực CS rất nặng. Sau Cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, chính phủ Johnson bị dân chúng chỉ trích dữ dội vì sau mấy năm truy lùng và diệt địch mà vẫn không bình định được miền Nam. Giới lãnh đạo Mỹ bắt đầu chán ghét cuộc chiến tranh VN vì phong trào phản chiến từ 1965 đến nay ngày càng dữ dội, và nhất là họ thấy rằng hiểm hoạ CS đe doạ Đông Nam Á không còn nặng nề như trước.

Bắc Việt trở thành quân tốt lợi hại cho CS Quốc tế, Bắc Việt cũng bị CS Quốc tế thúc dục đánh tới cùng để làm suy yếu tiềm lực kinh tế, chính trị Đế Quốc, tuy nhiên hiểm họa CS tại Á Châu không còn trầm trọng như trước nữa vì nay Nga Tầu chống đối nhau ra mặt như kẻ thù. Đụng phải sức chống trả dữ dội của Thế giới Tự Do, CS Quốc tế cũng chùn bước vả lại việc cung cấp vũ khí cho  Bắc Việt cũng tốn kém rất nhiều, có tài liệu cho biết Trung Cộng viện trợ cho BV từ 1950 tới 1975 tốn kém 20 tỉ đô la. Thuyết Domino dần dần không còn ý nghĩa như từ 1955 cho tới những năm Mỹ mới đổ quân vào VN.

Năm 1969 Nixon nhậm chức Tổng Thống hứa hẹn với dân Mỹ sẽ rút quân về nước. Họ thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh từ 1969, 1970.. Quân đội Mỹ sẽ bàn giao trách nhiệm phòng thủ và bảo vệ miền Nam cho QĐVNCH. Thực hiện VN hoá chiến tranh là họ đã nghĩ đến việc bỏ VN cũng như Đông Dương vì thuyết Domino không còn đứng vững, mất VN cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới các nước Đông Nam Á. Quyết định bỏ Đông Dương coi như đã bắt đầu thành hình, vấn đề còn lại là rút lui trong danh dự để khỏi bẽ mặt một siêu cường. Từ năm 1969 họ đã đi đêm với Trung Cộng để tìm cách rút quân ra khỏi VN, bỏ Đông Dương vì nó không còn đúng với ý nghĩa tiền đồn chống Cộng nữa.


Song song với VN hoá chiến tranh, họ tìm cách hoà hoãn với Trung Cộng, anh khổng lồ nghèo kiết xác này cũng tốn kém rất nhiều với cuộc chiến tranh VN và cũng muốn hoà với Mỹ. Ngày 21-2-1972, cái bắt tay lịch sử giữa Nixon và Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh đã thay đổi cả một kỷ nguyên. Điều mà người Mỹ ao ước bấy lâu nay đã thành sự thật, Đông Nam Á không còn bị đe doạ bởi chiến lược tầm ăn dâu của Trung cộng, thuyết Dommino đến lúc lỗi thời, không còn giá trị, bỏ Đông Dương coi như điều tất yếu.



Trận Mùa Hè đỏ lửa năm 1972 BắcViệt đánh cấp sư đoàn với nhiều xe tăng đại bác rầm rộ. Mỹ muốn ta phải thắng, họ đã yểm trợ oanh tạc B52 tối đa và Hải pháo của hơn 20 tầu chiến để tạo thế mạnh trên bàn hội nghị tại cuộc Hoà đàm Paris. Hiệp định Paris ký kết ngày 28-1-1973 chỉ là mớ giấy lộn để Mỹ rút quân và lấy về 587 tù binh mặc dù họ thừa biết VNCH sẽ lãnh đủ.

“Như vậy cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam đều không nhìn thấy được chính sách ngoại giao của Mỹ từ đầu thập niên 70 để tiếp tục cuộc chém giết. Mùa Hè năm 1972 không cần thiết phải là một mùa Hè rực lửa. Những trận đánh đẫm máu tại Cửa Việt, tại Sa Huỳnh đã hầu như vô nghĩa. Hiệp định Paris chỉ là một biên lai để khách hàng nhận lại tù binh và đoạn chiến. Số phận của VNCH đã được định đoạt từ lâu và cũng không phải tại chiến trường.”

“ Kể từ ngày TT Nixon bắt tay được với Trung Quốc thì giá trị của Miền Nam để ‘ngăn chặn làn sóng đỏ’ đã không còn là bao nhiêu trong những tính toán của Mỹ về hơn thiệt. Dần dần, Miền Nam đã hết vai trò một tiền đồn của thế giới Tự Do. Và như vậy, vấn đề còn lại đối với Mỹ thì chỉ là làm sao rút ra được cho êm thắm, ít bị tổn hại về uy tín là được rồi”.

Phong trào Phản Chiến ngày một lên cao cũng đã đóng vai trò then chốt đưa tới sụp đổ miền Nam ngoài thuyết Domino. Mặc dù là nguyên nhân xa, nhưng Phong trào có tính cách quyết định vì nó là động cơ thúc đẩy Quốc Hội bỏ phiếu cắt viện trợ quốc phòng cho miền Nam đưa tới sụp đổ trong chớp mắt

Phản Chiến.


Phong trào phát sinh từ năm 1965 ngay sau khi Tổng thống Johnson đổ quân vào Việt Nam giao chiến với Việt Cộng, hồi ấy khoảng 5,000 nhà khoa học phản đối chiến tranh hoá học khai quang. Ngày 15-5-1966 khoảng 12 ngàn người biểu tình chống chính sách của Tổng Thống Johson tại Việt Nam. Ngày 23-10-1967 có khoảng 30 ngàn người biểu tình trước lầu Năm góc, họ trương biểu ngữ nói “Nhân danh nhân loại chúng tôi muốn nói chuyện với bọn người gây chiến”. Ngày 12-4-1969 tại New York và 32 thành phố lớn biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, thời điểm này có 31 ngàn người lính Mỹ chết ở Việt Nam.

Giữa tháng 10-1969 khoảng 1,000 người biểu tình phản chiến tại Chicago, 5,000 người phản chiến tại New Jeersey bị giải tán bằng lựu đạn cay. Ngày 11-11-1969 phe ủng hộ chính phủ Nixon, cựu chiến binh Mỹ.. tổng cộng 10 ngàn người biểu tình tại Washington.

Ngày 15-11-1969 có tới 300 ngàn người chống chiến tranh tại Washington và các thành phố khác, Paris có khoảng 20 ngàn người phản chiến. Ngày 4-5-1970 trong một cuộc biểu tình tại đại học Kent, Ohio 4 sinh viên phản chiến bị quân đội bắn chết, nhiều người khác bị thương khiến phong trào càng lên cao dữ dội

Người Mỹ nói, đất nước dân tộc đã bị phân hoá. Thật vậy toàn bộ nước Mỹ bị phân hoá vì chiến tranh VN. Nhiều người cho rằng phản chiến do những cuộc biểu tình của sinh viên nhưng có lẽ quan trọng hơn là hai nguồn chống đối khác đó là những người nghèo và dân tộc thiểu số. Họ không được hoãn dịch vì lý do học vấn, dân da đen bị gọi nhập ngũ vì chính phủ cần nhân lực cho cuộc chiến tranh của Tổng thống Johnson khiến họ nghi ngờ chính phủ. Suốt thời kỳ chiến tranh VN, có 11 triệu người Mỹ đã phục vụ (luân phiên) cho ngành Quốc phòng, 2 triệu người đã (luân phiên) ở VN, 600 ngàn đã trốn quân dịch, trong số này 200 ngàn bị buộc tội trốn quân dịch, 300 ngàn tìm cách xin hoãn dịch bị từ chối, 70 ngàn được hoãn dịch, khoảng từ 30 cho tới 50 ngàn người trốn sang Canada và 20 ngàn người trốn tại Mỹ hay ra ngoại quốc.

Phong trào chống lệnh trưng binh lên cao.


Mục sư Martin Luther King lần đầu tiên tuyên bố chống chiến tranh tháng 7-1965, ông ta tránh đề cập tới chiến tranh một thời gian nhưng cuối 1966 ông nản lòng khi thấy chiến tranh leo thang và phản chiến lan rộng tại Mỹ. Trong khi ấy hai phe phản chiến và ủng hộ chính phủ đánh nhau vì bất đồng chính kiến. Tháng 3-1967 Luther King dẫn đầu phong trào antiwar tại Chicago. Ngày 4-4-1967 tại nhà thờ Riverside Church, New York ông đã lớn tiếng chống đối chính sách chiến tranh của chính phủ, King vừa đòi nhân quyền vừa chống chiến tranh, ông bị ám sát năm 1968.

Ngay trong quân đội cũng có những người chống chiến tranh, năm 1967 có 6 cựu quân nhân thành lập một tổ chức lấy tên Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh. Họ lý luận rằng những người đã bị gọi nhập ngũ đưa sang Việt Nam tham chiến có quyền phản đối chiến tranh, năm 1970 tổ chức này có 600 hội viên, mấy năm sau tăng gấp bội. Tháng 1-1971, họ tổ chức thuyết trình tại Detroit, 100 người cựu chiến binh dẫn chứng tội ác chiến tranh, từ 19-4 tới 23-4 -1971 họ biểu tình tại Washington D.C rồi cắm dùi tại công viên Potomac Park. Họ diễn hành cùng những bà mẹ có con là lính chết trận ở Việt Nam đến nghĩa trang Arlington National Cemetery. Những người này đã vận động Quốc Hội để sớm chấm dứt chiến tranh. Tình trạng đã đi đến chỗ thật bi đát khi những người này tìm cách trả lại huy chương cho Quốc Hội.

Chính phủ ban hành lệnh cấm các cuộc cắm trại, lập hàng rào gỗ quanh điện Capitol, những người cựu chiến binh đã ném trả huy chương, trong số này có John Kerry, ứng cử viên Tổng Thống năm 2004. Họ tố cáo lính Mỹ khi hành quân vào các làng mạc ở Việt Nam đã hãm hiếp, đốt làng, cắt tai, chặt đầu người dân .. y như quân Mông cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Họ nói đất nước ta đã tạo dựng con quái vật hung dữ, đó là đạo quân một triệu người, và những người lính chiến đã được chỉ dậy dùng bạo lực và chết chẳng có mục đích nào cả, chúng tôi cựu chiến binh trở về trong uất hận vì bị chính phủ Hoa Kỳ lạm dụng.

Năm 1970, Phó Tổng Thống Agnew tuyên bố tại trường Wespoint rằng chỉ có một thiểu số phóng đại những mặt xấu của bọn lưu manh côn đồ nhưng thực ra đa số chiến sĩ ta đã chiến đấu, chết tại những cánh đồng lúa Á Châu để bảo vệ tự do trong khi một thiểu số lợi dụng làm bậy. Bọn phản chiến đã dùng điểm này để công kích nỗ lực của ta ở Việt Nam.


Những cựu chiến binh này nói người dân Mỹ đã bị chính phủ đánh lừa, ta không thể thắng được cuộc chiến này nếu cứ tiếp tục như vậy và phải rút bỏ Việt Nam, họ nói tình hình Việt Nam không có gì để đe dọa Hoa Kỳ, thuyết môi hở răng lạnh là sai. Chúng tôi đòi hỏi ở Quốc Hội Hoa Kỳ nơi có thẩm quyền tạo dựng và duy trì quân đội, chúng tôi đến đây không phải để gặp Tổng Thống mà tin rằng Quốc Hội có thể thoả mãn ý nguyện người dân để đưa chúng ra rút khỏi VN.

Tình hình phản chiến ở Hoa Kỳ từ 1965 đến 1971 khiến cho chính phủ ngày một suy yếu, đất nước bị phân hoá, chính phủ vừa phải lo cuộc chiến tranh miền Nam vừa phải đối đầu với phong trào phản chiến.

Chúng ta có thể kết luận một cách giản dị phong trào phản chiến xuất phát từ tâm lý của anh nhà giầu sợ chết, dù được che đậy dưới hình thức nào cũng không thể dấu diếm được cái bản chất hèn nhát của anh nhà giầu. Đầu năm 1969 có vào khoảng 31 ngàn lính Mỹ tử thương tại Việt Nam, theo tin tức Mỹ riêng năm 1968 Bắc Việt mất gần 290 ngàn cán binh, cho tới cuối 1968 có vào khoảng từ 500 cho tới 600 ngàn Việt Cộng tử thương. Tính ra số tổn thất nhân mạng của Mỹ chỉ bằng 5% hoặc 10% so với số tử của VC nhưng họ không bao giờ có một lời than vãn, như thế ta thấy người Mỹ đã sai lầm khi tham gia cuộc chiến tranh với một kẻ thù nghèo đói, vì nghèo đói không bao giờ sợ chết. Người Mỹ đã tham dự một cuộc chiến tranh không cân xứng giữa một anh nhà giầu sợ chết và một gã nghèo đói liều mạng.

Trên đây là những lý do mà rất nhiều học giả trong và ngoài nước cho rằng nó đã khiến cho Hoa Kỳ cắt hoàn toàn viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

No comments