Hình ảnh Sài Gòn trước năm 1945
Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859, người Pháp đã gấp rút quy hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng (hành chính, quân sự, kinh tế, cảng, v.v.. Trong thời gian hơn nửa thế kỷ, Sài Gòn đã thay đổi, hình thành nên một thành phố Tây Phương. Đường sá được thiếp lập. Dinh thự, phố xá, các khu dân cư cùng với các chợ... được xây dựng, Sài Gòn trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng cho toàn Đông Dương.
Sau đây chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh của Sài Gòn trước năm 1945, khi người Pháp mới vào cai trị nơi đây.
Đường Pellerin năm 1904- Pasteur ngày nay
Miếu ông Bổn
Rue Catinat - nay là đường Đồng Khởi
Nhà thờ Đức Bà
Continental Hotel
Boulevard Chanrner - đường nguyễn huệ ngày nay
Rue de Canton - đường Triệu Quang Phục ngày nay
Chợ Bến Thành năm 1922
Nhà hát thành phố
Tòa đô chánh, nay là Ủy ban nhân dân thành phố
Hôtel des Postes - Bưu điện Thành Phố ngày nay
Đoạn phía Bắc đường Catinat
Bến nhà rồng
Trại Bộ Binh Pháp ở Bến Đình, Vũng Tàu
L'Hôtel de Ville - tòa thị chính trong một ngày bầu cử
Quảng trường trung tâm
Đường tới Chợ Lớn
Trong ảnh là Maurice Long và Sarraut.
Maurice Long, khi đó là Toàn quyền Đông Dương, còn Sarraut là Bộ trưởng Bộ thuộc địa. Maurice Long được bổ nhiệm vào năm 1919 và đã chết trên đường trở về đất liền năm 1923.
1920 - Quảng trường phía trước nhà hát thành phố.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Nhà Hát Lớn.
Hình của Ludovic-Crespin
Lê Lợi ngày nay
1920 - Nhà thờ Đức Bà, nhìn từ mặt sau.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Mặt tiền của nhà thờ Đức Bà.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Quảng trường nhà thờ Đức bà, các bức tượng của Đức Giám mục Pigneau Behaine.
Hình của Ludovic-Crespin
Các pho tượng và cao ốc của thành phố thời bấy giờ
1920 - Hotel de Ville. Toà đô chánh.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Rond point entre le boulevard Charner et le bd Bonnard. Vườn hoa gần tòa đô chính.
Hình của Ludovic-Crespin
Góc Nguyễn Huệ và Lê Lợi ngày nay.
1920 - Justice de paix. Trụ sở toà án.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Palais du lieutenant gouverneur de Cochinchine. Dinh thống đốc Nam Kỳ.
Hình của Ludovic-Crespin
Dinh Gia Long
1920 - L'entrée de la rue Catinat, Quai de Belgique, avec l'hotel de la Rotonde. On remarquera le "money changer" sur la gauche. Tiệm cà phê La Rotonde trên đường Catinat Đồng Khởi.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Quai de Belgique, messagerie fluviales. Đường Quai de Belgique nay là đường Tôn Đức Thắng.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Chợ Bến Thành.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Góc phố Catinat - Lagrandière
Góc Lý Tự Trọng - Đồng Khởi ngày nay
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Place de l'hôtel de ville, bd Bonnard, bd Charner.
Một góc Tòa đô chính nhìn từ đường Bonnard Lê Lợi.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Pont tournant, quai de Belgique.
Sông Sài Gòn và cầu Khánh Hội.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Grand Pont des Messageries.
Cây cầu của hãng vận tải Messageries Maritimes nay là cầu Mống.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Bốn cha con ở Sài Gòn
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Sông Sài Gòn, cột cờ Thủ Ngữ.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Place de la Douane. Trụ sở của Cục hải quan.
Hình của Ludovic-Crespin.
1920 - L'Arsenal vu de la rivière de Saigon. Sông Sài Gòn.
Hình của Ludovic-Crespin.
Xưởng Đóng tàu Ba Son
1920 - Mise à l'eau de l'Albert Sarraut. Xưởng đóng tàu ở Sài Gòn. Hình của Ludovic-Crespin.
Lễ ra mắt tàu Albert Sarraut
Lễ ra mắt tàu Albert Sarraut
1920 - Le maréchal Joffre au champ de courses à Saigon.
Hình của Ludovic-Crespin.
Thống chế Joffre tại trường đua Phú Thọ
1920 - Marché de Cholon. Khu vực buôn bán ở Chợ Lớn.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Porteurs d'eau et Marchands de soupe. Những người gánh nước thuê.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Thương phố Trung Hoa.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Pont en X à Cholon, construit par Brossard et Mopin. Cầu X ở Chợ Lớn, do kiến trúc sư Brossard và Mopin xây dựng.
Hình của Ludovic-Crespin
1920 - Rizerie chinoise. Nhà máy xay gạo của người Hoa.
Hình của Ludovic-Crespin
Hội quán Tuệ Thành
Chợ Lớn cũ, nay là Bưu điện quận 5
Rue de Paris ngày nay là đường Phùng Hưng, gần khu vực chợ Kim Biên
Tòa bố chính Chợ Lớn, nay là Đại học Y Dược TP.HCM(từ năm 1977)
Khu vườn chim và cây cảnh trong sở thú
Đường vào sở thú
Thảo Cầm Viên
Thảo cầm viên Sài Gòn năm 1912
Đường Nguyễn Huệ ngày xưa
Nhà hát Thành Phố Sài Gòn năm 1910.
Hình từ FB Vinh Saigon
Brodard trên đường Catinat
Hình từ FB Vinh Saigon
Lăng Cha Cả. Mộ của Đức Giám Mục Bá Đa Lộc Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine. Đức Giám Mục mất năm 1799
MỘT CASINO ĐÁNH BẠC TẠI SAIGON THỜI PHÁP tại góc đường Catinat and Bonnard, bây giờ là Đồng Khởi và Lê Lợi. Hình chụp vào 1920
Nhà thờ Huyện Sỹ tại Quận 1. Tên thật của ông Huyện Sĩ là Lê Phát Đạt 1841-1900, còn có tên gọi là Sỹ, về sau được Pháp phong Huyện hàm, nên còn được gọi là Huyện Sỹ. Ông quê ở làng Bình Lập, tỉnh Tân An nay Long An. Ông là người xây ra nhà thờ này và nhà thờ Gò Vấp
Trạm xe kéo Pousse-Pousse tại Nam Kỳ Sài Gòn
Trước nhà thờ Đức Bà, tượng của Giám mục Bá Đa Lộc- Cha Cả, người truyền tin, người giúp vua Nguyễn Ánh cầu viện Pháp đánh quân Tây Sơn.
Sau này tượng được thay thế bằng tượng Đức Mẹ như ngày nay.
Đứa bé đứng cùng linh mục là Thái tử Cảnh - con vua Nguyễn Ánh. Thái tử được gửi sang Pháp để làm tin với chính phủ Pháp
College Chasseloup- Laubat, trường Lê Quí Đôn ngày nay
1920 - Hàng ăn vĩa hè Sài Gòn.
Hình của Ludovic-Crespin
Tòa bưu điện
Trước nhà hát lớn
Bên trong Bưu Điện Sài Gòn. Bản đồ vẫn còn nhưng tượng đồng đã mất từ lâu.
Hình của George Plante
Nhà thờ bằng gỗ - tiền thân của Nhà thờ Đức Bà ngày nay
Khu nhà máy xay lúa trên bến Lê Quang Liêm bây giờ là đại lộ Võ Văn Kiệt.
Pháp Đình giờ là Tòa Án Thành Phố
Saïgon, Cochinchine 1866 - Vue de la Ville Chinoise (Cholon). Cầu Đại Lộ Đông Tây con rạch nhỏ sau khi lấp đi thành đường Trang Tử.
Tháp nước Sài Gòn. Ngày nay là hồ con rùa.
Hình của Alexandre Decoly.
Vue de Saïgon en 1866. Khung cảnh sông Sài Gòn.
Hình của Emile Gsell
Hình của Emile Gsell
Nhà thờ Đức Bà
Kho bạc nhà nước bến Chương Dương
Một kênh thủy lợi ở Chợ Lớn năm 1929
Nơi sản xuất nước mắm chủ yếu là Phan Thiết và Phú Quốc
Bệnh viện Gia Định năm 1930 do người Pháp xây dựng với bảng hiệu là Hôpital de Gia Đinh.
- Năm 1945, Hôpital de Gia Định được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn Học. Đến năm 1968 bệnh viện được phá đi và xây dựng mới với mô hình 4 tầng để tiếp nhận điều trị khoảng 450 đến 500 bệnh nhân nội trú và đổi tên thành Trung tâm thực tập y khoa Gia Định.
- Từ sau năm 1975, bệnh viện Nguyễn Văn Học được đổi tên thành bệnh viện Nhân Dân Gia Định
TRƯỜNG PETRUS KÝ ĐANG XÂY DỰNG NĂM 1927
Năm 1925, kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve được giao nhiệm vụ vẽ đồ họa nhà trường.
Sở dĩ người Pháp đặt tên này là để vinh danh nhà học giả Trương Vĩnh Ký.
Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Trần Văn Ơn, Nguyễn Thái Bình... là những cựu học sinh của trường.
Từ tháng 10/1975 trường đổi tên thành THPT Lê Hồng Phong cho đến ngày nay
Cầu Bình Tây bắc qua kênh Tàu Hủ năm 1888, cầu và lan can làm bằng gỗ, được trang trí theo kiểu Trung Hoa
Khai trương tuyến đường sắt Sài Gòn - Chợ Lớn ngày 27/12/1881
Có thể bạn chưa biết.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng trong 3 năm từ 1877 đến 1880, năm 1895 nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m.
Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp), để trần, không tô trát, không bám bụi rêu mà đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.
Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn năm 1890.
Dinh toàn quyền (Dinh Norodom) vừa xây dựng xong tại Sài Gòn, hình chụp năm 1875.
Palais du Gouverneur Général à Saïgon, Vietnam, circa 1875.
Đây là bức ảnh xưa nhất của dinh Norodom.
Toàn quyền Đông Dương là chức vụ đứng đầu trong Liên bang Đông Dương. Toàn quyền Đông Dương đầu tiên là Ernest Constans (1887–1888) và người cuối cùng là Jean Decoux (1940–1945). Bốn toàn quyền quan trọng là Paul Doumer, Paul Beau, Antony Klobukowski và Albert Sarraut
Nhà thờ Ðức Bà Saigon, 1955
Ảnh của ông André FRASSATI
Một sứ đoàn Trung Hoa từ tàu thủy xuống bến cảng Sài Gòn năm 1920. — cùng với Minh Quang Phan
Một hàng ăn ở Sài Gòn
Trường Nữ sinh áo tím (nữ Gia Long) năm 1931.
Trước đây nền giáo dục còn mang tính chất Nho giáo ở Việt Nam ít chú trọng đến giáo dục nữ giới.
Năm 1913 chính quyền thực dân Pháp thành lập một ngôi trường đa cấp ở Sài Gòn dành cho nữ.
Năm 1915 toàn quyền Đông Dương khi đó là ông Ernest Nestor Roume và Thống đốc Courbeil là người cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng. Khóa đầu tiên trường tuyển 42 nữ sinh, đồng phục khi này là áo dài tím, tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam, nên trường còn có tên là Trường Nữ sinh Áo Tím.
Hiệu trưởng đầu tiên là một cô giáo người Pháp tên là Lagrange.
Năm 1953 trường đổi thành tên là Trường Nữ Trung học Gia Long
Sau 30/4/1975 chính quyền mới đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai.
LOGO SÀI GÒN NĂM 1870
Sau năm 1867, khi lập lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ), người Pháp đã sáng tác ra logo này cho Sài Gòn.
Hình ảnh hai con cọp trong logo thể hiện đây là vùng đất hoang sơ. Nhưng dòng chữ Latinh Paulatim Crescam có nghĩa là : “Cứ từ từ, tôi sẽ phát triển”. Hình ảnh con tàu hơi nước ở giữa logo cho biết đây là vùng đất nhiều kênh rạch. Phía trên có vương miện 5 cánh như thông báo Sài Gòn sẽ giao thương với năm châu bốn biển. Logo Sài Gòn 1870 thể hiện cách nhìn của người Pháp về triển vọng Sài Gòn.
Dưới thời Pháp thuộc, Sài Gòn được mệnh danh "Paris của phương Đông".
Hiện nay, TP.Hồ Chí Minh dù đã tổ chức nhiều cuộc thi những vẫn chưa tìm được một logo chính thức cho thành phố hôm nay.
Xe bò trên đường Catinat (Đồng Khởi, Sài Gòn) năm 1890.
Thời đó người bản xứ và người Pháp thường di chuyển bằng xe trâu hay bò, ít thấy đi xe ngựa.
NHÀ MÁY ĐIỆN CHỢ QUÁN (NHÀ ĐÈN CHỢ QUÁN)- 1896
Nhà Đèn Chợ Quán, là nhà máy điện đầu tiên tại Sài Gòn, được xây dựng năm 1896. Khởi đầu cung cấp điện với công suất chưa tới 120MW. Sản xuất điện bằng hơi nuớc và những phương tiện cơ khí như:
- Máy phát điện chạy bằng 5 lò hơi (chaudière) với 150m3 chứa nước luân lưu.
- Hai nhà máy động cơ chạy hơi nước hiệu Corlisse, 350 sức ngựa chuyển động mỗi máy bởi 2 dynamo 425 ampères dưới 300 volt. Ba trụ turbine hiệu Laval với 150 sức ngựa chuyển động mỗi turbine bởi 3 dynamo 360 ampères dưới 160 volt.
- Một máy phát điện chính công suất 1000 KW/giờ chuyển động vòng quay để phân phối điện, bảo vệ an toàn và kiểm soát dòng điện.
Đây cũng là nhà máy điện cung cấp điện cho hệ thống tàu điện (tramways) Sài Gòn, đồng thời hoàn thiện hệ thống tàu điện cho thành phố này. Từ năm 1911, ngành điện đã phát triển nên một số đoạn, tuyến tàu hỏa đi trong phố bắt đầu chuyển sang chạy bằng điện. Đến năm 1923, sau hơn 40 năm khai thác tuyến đầu tiên, quá trình “điện hóa” các tuyến hoàn thành và đến lúc này ở Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn đã định hình nên một hệ thống tàu điện đúng nghĩa (tramways).
*Theo tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu, nhà máy điện này được xây dựng vào 1922, chứ không phải 1896, và không phải là nhà máy điện đầu tiền của Sài Gòn.
Nhà Đèn Chợ Quán, là nhà máy điện đầu tiên tại Sài Gòn, được xây dựng năm 1896. Khởi đầu cung cấp điện với công suất chưa tới 120MW. Sản xuất điện bằng hơi nuớc và những phương tiện cơ khí như:
- Máy phát điện chạy bằng 5 lò hơi (chaudière) với 150m3 chứa nước luân lưu.
- Hai nhà máy động cơ chạy hơi nước hiệu Corlisse, 350 sức ngựa chuyển động mỗi máy bởi 2 dynamo 425 ampères dưới 300 volt. Ba trụ turbine hiệu Laval với 150 sức ngựa chuyển động mỗi turbine bởi 3 dynamo 360 ampères dưới 160 volt.
- Một máy phát điện chính công suất 1000 KW/giờ chuyển động vòng quay để phân phối điện, bảo vệ an toàn và kiểm soát dòng điện.
Đây cũng là nhà máy điện cung cấp điện cho hệ thống tàu điện (tramways) Sài Gòn, đồng thời hoàn thiện hệ thống tàu điện cho thành phố này. Từ năm 1911, ngành điện đã phát triển nên một số đoạn, tuyến tàu hỏa đi trong phố bắt đầu chuyển sang chạy bằng điện. Đến năm 1923, sau hơn 40 năm khai thác tuyến đầu tiên, quá trình “điện hóa” các tuyến hoàn thành và đến lúc này ở Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn đã định hình nên một hệ thống tàu điện đúng nghĩa (tramways).
*Theo tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu, nhà máy điện này được xây dựng vào 1922, chứ không phải 1896, và không phải là nhà máy điện đầu tiền của Sài Gòn.
Sài Gòn năm 1911, tranh của Paul ARSAC - (Piccoz Guy)
Cảng Sài Gòn, bến Nhà Rồng năm 1882
Người dân ở Sài Gòn- Chợ Lớn bên máy nước công cộng
Ngôi chợ vùng ven Sài Gòn năm 1909
Đường Nguyễn Huệ - dòng kênh thành quảng trường đi bộ đầu tiên
Để thuyền bè vào tận thành Bát Quái (thành cũ của Sài Gòn đã bị phá hủy), con kênh đào được hình thành mang tên Kinh Lớn bắt đầu từ bến Bạch Đằng chạy thẳng đến trước cổng UBND thành phố hiện nay. Ngoài tên Kinh Lớn do chính quyền đặt, người dân lúc bấy giờ còn gọi là Chợ Vải do dọc mé kênh có nhiều Hoa kiều tập trung bán vải vóc.
Đối với người Pháp, con kênh này có tên Grand. Sau khi Pháp chiếm được Sài Gòn, năm 1861, đô đốc Charner ban hành quy định giới hạn địa phận thành phố. Kinh Lớn được đổi tên thành kênh đào Charner, hai bên bờ kênh là con đường chạy song song mang tên Rigault de Genouilly và Charner (nằm phía khách sạn Palace hiện nay). Đường Charner còn được gọi bằng Canton do có đa số người Hoa vùng Quảng Đông tập trung buôn bán.
Kênh đào Charner có lưu lượng hàng hóa vận chuyển tấp nập nên sau thời gian bị ô nhiễm nặng. Năm 1887, người Pháp cho lấp kênh đào và sáp nhập con đường ở hai bờ thành đại lộ Charner. Đại lộ Charner một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở UBND thành phố) và đầu kia là sông Sài Gòn.
Không gọi theo tên Pháp đặt, người Sài Gòn gọi bằng cái tên dân gian là đường Kinh Lấp.
Lấp kênh Chợ Vải, làm đại lộ Charner năm 1907, nay là đường Nguyễn Huệ
Năm 1895, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây thêm hai tháp chuông ở mặt trước.
Hai tháp chuông cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng tất cả 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,5 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,5 m.
Các thợ máy người Việt và Pháp ở Sài Gòn năm 1920
Người Ấn ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19
Trong ảnh từ trái qua là người Việt, người Hoa và người Ấn
(Annam Vietnam, Annamites, Malabar et Chinois)
Những người Ấn từ vùng bờ biển Malabar, Pondichéry (một nhượng địa của Pháp ở Ấn Độ) hay từ Singapore. Vì người ta thường thấy họ đánh xe ngựa công cộng ở Sài Gòn nên họ gọi loại xe ngựa này là xe Malabar.
Người malabar còn có một nghề đặc biệt nữa là đổi tiền.
Cộng đồng người malabar là cộng đồng công nhân làm lụng và rất cần kiệm: tiền họ kiếm được thường được cất dấu và không xuất ra nữa. Họ có thể lực tốt: cao, khỏe và thon. Họ thường đeo đồ trang trí ở cổ tay, trên cổ, cổ chân, tất cả đều bằng vàng thật; đối với họ đồ trang trí giả bị cấm dùng.
Diễn viên người Việt ở Sài Gòn (1908) (Saigon - Acteurs Annamites 1908)
► Xem thêm:
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
► Help us reach 50.000 subs ! https://goo.gl/PQm2PU
► ĐĂNG KÝ kênh giúp chúng tôi đạt 50K Subs. Thanks!
► Website : http://www.govietnams.blogspot.com
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
| Danh sách phát – Playlist |
» Lịch Sử Việt Nam: https://goo.gl/N4gEqe
» Nhân Vật: https://goo.gl/TA49Cr
» Sự Kiện: https://goo.gl/Ts8wER
» Văn Hóa: https://goo.gl/9ifrN6
» Địa Danh: https://goo.gl/ZK3Xho
» Nhìn ra Thế giới: https://goo.gl/rtKiCx
» Khám Phá: https://goo.gl/kA4tDR
» Góc Cuộc Sống: https://goo.gl/F32dXZ
» Tiếng Anh Cho Người Việt: https://goo.gl/59LSwj
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
Mọi thắc mắc xin liên hệ Email: hm96channel@gmail.com
Fanpage Lịch sử Văn hóa Việt Nam: https://www.facebook.com/LichSu.VanHoa/
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
Thanks for watching!
No comments