Khám Phá

Hệ thống Giáo Dục thời Việt Nam Cộng Hòa

Hệ thống giáo dục dưới thời VNCH:

-          Cấp 1:


Mọi trẻ em đến 6 tuổi đều có quyền đăng ký học tại trường công. Tuy nhiên tới lớp 5 phải thi vào trung học đệ nhất cấp, tương đương với thi tốt nghiệp tiểu học.


Kỳ thi tốt nghiệp tiểu học có tính chọn lọc khá cao, tỷ lệ đậu vào trường công khoảng 62%, số 38% còn lại bị trượt phải vào trường tư và tự trang trải học phí. (Trường công được nhà nước trợ cấp nên đi học không mất tiền). Vào lớp 6 thì đã học tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

-          Cấp 2:


Gọi là Trung học đệ nhất cấp, tương đương với trung học cơ sở.
Học kỳ 1 và 2 thời đó gọi là Lục cá nguyệt
Vào thời đó, chính tả tiếng Việt khác với bây giờ ít nhiều. Điểm khác biệt gồm có việc dùng gạch nối “-“ giữa các từ trong 1 từ ghép, ví dụ như “ngân-hàng”, “Việt-Nam”

-          Cấp 3:


Sang cấp 3 gọi là Trung học đệ nhị cấp. Lớp 10 gọi là lớp đệ tam, lớp 12 là lớp đệ nhất. Học sinh phải chọn học theo ban, thường gọi là A, B, C, D: ban vạn vật (khoa học), ban Toán, ban Văn chương, ban Cổ ngữ (thường là Hán văn, hoặc La Tinh).
Thi tốt nghiệp cấp 3:
Cuối năm lớp 12 phải thi Tú tài (chỉ đậu khoảng 30-45%, trường công lập tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục), học sinh phải thi tất cả các môn, trừ môn thể dục.

-          Xếp hạng tốt nghiệp:


Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó.
Thí sinh đậu được xếp thành các hạng như sau:
+ Hạng tối ưu (hạng ban khen) với số điểm 18/20 trở lên. Mỗi năm toàn VNCH chỉ có 1 vài em đậu hạng này, có năm không có.
+ Hạng Ưu với số điểm 16/20 điểm trở lên
+ Hạng Bình với số điểm 14/20
+ Hạng Bình thứ với số điểm 12/20
+ Hạng Thứ với số điểm 10/20

-          Thi trượt:


Nam giới thi hỏng Tú tài phải trình diện nhập ngũ quân đội và đi quân dịch 2 năm hoặc vào trường hạ sỹ quan Đồng Đế ở Nha Trang.
Do số thí sinh bị đánh trượt khá cao, học sinh thời VNCH phải chịu áp lực rất lớn về thi cử nên phải học tập rất vất vả
Tới năm 1974, tỷ lệ người dân biết đọc và viết của VNCH ước tính vào khoảng 70% dân số.

-          Học Đại học:


Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng cử nhân. VD như cử nhân triết, cử nhân Toán…
Nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lất bằng tốt nghiệp. VD như bằng tốt nghiệp Trường ĐH SP, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia hành chánh…
Hay bằng Kỹ sư, ví dụ như Kỹ sư Điện, Kỹ sư Canh nông…


Học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng cao học (nay gọi là Thạc sỹ), sau đó học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng Tiến sỹ.

-          Ra đề thi:


Ban soạn đề thi bị cô lập ở Sài Gòn khoảng 1 tuần để hoàn tất việc chọn đề rồi đem niêm phong cẩn thận.
Việc di chuyển đề thi vì cần giữ bảo mật nên có cảnh sát hộ tống. Mỗi phòng thi có 2 giám thị: một giáo sư trung học và 1 giáo viên tiểu học.
Giảm khảo là giáo sư từ địa phương khác phái đến, nhằm tránh sự thiên vị và gian lận. Mỗi môn có 7-8 giám khảo chấm. Mỗi bài được chấm 2 lần do 2 giáo sư, nhất là những bài có điểm cao thì việc duyệt lại càng nghiêm ngặt.

 Video thuyết minh




No comments