10 tỉnh có dân số ít nhất Việt Nam năm 2019
Sau đây là danh sách 10 tỉnh có dân số ít nhất Việt Nam theo số liệu thống kê năm 2019 của cục điều tra dân số.
1.
Bắc Kạn 313.905. Mật độ dân số: 65 người/km2
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt
Nam. Bắc Kạn có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 160 km.
Bắc Kạn Là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức
tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây
tỉnh Bắc Kạn đã có một số bước phát triển đáng kể.
Diện tích 4.860,0 km²
Năm 2019 dân số của tỉnh là 313.905 gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao,
H'Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%,
khu vực thành thị chiếm 18,76%, khu vực nông thôn là 81,24%
2.
Lai Châu 460.196. Mật độ dân số: 50 người/km2
Lai Châu là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt
Nam.
Lai Châu là một tỉnh biên giới, phía bắc giáp
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên,
phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp
tỉnh Sơn La. Đây là tỉnh có diện tích lớn thứ 10/63 tỉnh thành Việt Nam - 9.068,8
km²
Với dân số 460.196 người, Lai Châu là tỉnh có dân
số xếp 62/63 tỉnh thành, chỉ xếp trên
Bắc Kạn, và là tỉnh có dân số ít nhất vùng Tây Bắc Bộ.
3.
Cao Bằng 530.341. Mật độ dân số: 79 người/km2
Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía đông bắc Việt Nam, có vị
trí địa lý:
Phía
bắc và đông bắc giáp với khu tự trị Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới
dài 333,403 km
Phía
tây giáp tỉnh Hà Giang
Phía
tây nam giáp tỉnh Tuyên Quang
Phía
nam giáp các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Diện tích 6.700,3km²
Dân số toàn tỉnh là 530.341 người. Các dân tộc ở
Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0% dân số), Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %),
Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)...
Có 11 dân tộc có dân số trên 50 người
4.
Kon Tum 540.438. Mật độ dân số: 56 người/km2
Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng cực bắc Tây Nguyên
của Việt Nam, có vị trí địa lý nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây
dãy Trường Sơn.
Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng
2/5 diện tích toàn tỉnh.
Kon Tum cũng là tỉnh có diện tích lớn thứ 8 trong
63 Tỉnh thành - 9.674,2 km²
Dân số của tỉnh là 540.438. Gồm các dân tộc Ba
Na, Việt, Xơ-đăng, Giẻ-triêng, Gia Rai
5.
Ninh Thuận 590.467. Mật độ dân số: 176 người/km2
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Có diện tích 3.355,34 km².
Trên địa bàn toàn tỉnh có 34 dân tộc và 10 tôn
giáo khác nhau. Tổng dân số là 590.467 người, trong đó người Kinh đông nhất,
sau đó đến người Chăm, Ranglay, người Cơ Ho, người Hoa và một số dân tộc ít
người khác như Chu Ru, Tày, Nùng…
6.
Điện Biên 598.856. Mật độ dân số: 63 người/km2
Điện Biên là một tỉnh miền núi ở vùng Tây Bắc Bộ,
Việt Nam có diện tích 9.541 km²
Điện Biên giáp tỉnh Sơn La về phía đông và đông
bắc, giáp tỉnh Lai Châu về phía bắc, giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về phía tây
bắc và giáp Lào về phía tây và tây nam. Tỉnh lỵ của tỉnh là thành phố Điện Biên
Phủ. Điện Biên gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ và lễ hội hoa ban.
Dân số Điện Biên năm 2019 là 598.856 người, bao
gồm 33 dân tộc sinh sống bao gồm: Thái, Mông, Kinh, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy,
La Hủ, Lự, Hoa, Kháng, Mảng, Tày, Nùng, Mường,... Trong đó, dân tộc Thái là dân
tộc có dân số đông nhất, thứ 2 là dân tộc Mông và dân tộc Kinh đứng thứ 3.
7.
Đắk Nông 622.168. Mật độ dân số: 95 người/km2
Đắk Nông hay Đắc Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên
Việt Nam. Tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2004, theo Nghị
quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ
sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây
Nguyên, trung tâm tỉnh Đắk Nông nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột.
Đắk Nông có diện tích 6.509,29 km². Tổng dân số
năm 2019 là 622.168 người. Toàn tỉnh Đắk Nông có 40 dân tộcv đông nhất vẫn là
dân tộc Kinh và 12 tôn giáo khác nhau, đa số là người theo đạo Công Giáo, tiếp
theo là đạo Tin Lành, Phật Giáo xếp ở vị trí thứ 3.
8.
Quảng Trị 632.375. Mật độ dân số: 133 người/km2
Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng cực Bắc
Trung Bộ Việt Nam.
Tỉnh Quảng Trị có Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, là
giới tuyến chia cắt miền Bắc Việt Nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và miền Nam
Việt Nam Việt Nam Cộng hòa, do đó cũng là một chiến trường ác liệt nhất trong
suốt 20 năm của cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh
Thừa Thiên-Huế, phía Tây giáp biên giới các tỉnh Savannakhet và Saravane của
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh lỵ của Quảng Trị
là thành phố Đông Hà nằm cách thủ đô Hà Nội 593 km về phía Nam.
Quảng Trị có diện tích 4.739,8 km². Tổng dân số
năm 2019 là 632.375 người, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là
Phật giáo, tiếp theo là Công giáo và đạo Tin Lành.
9.
Lào Cai 730.420. Mật độ dân số: 144 người/km2
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc Tây
Bắc Bộ, Việt Nam.
Lào Cai ở giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng
Đông Bắc.
Phía
Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc
Phía
Tây giáp tỉnh Lai Châu
Phía
đông giáp tỉnh Hà Giang
Phía
Nam giáp tỉnh Yên Bái. Tỉnh lị là thành phố Lào Cai, cách Hà Nội 330 km.
Lào Cai có diện tích 6.364 km². Dân số năm 2019
là 730.420 người, trong đó thành thị: 28%, nông thôn: 72%
Toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là
đạo Tin Lành, tiếp theo là Công Giáo và Phật Giáo.
10. Hậu
Giang 733.017. Mật độ dân số: 452 người/km2
Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long,
được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Tỉnh lỵ hiện nay là
thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam.
Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo
của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có
nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc.
Hậu Giang có diện tích 1.621,8km². Dân số năm
2019 là 733.017 người, dân số thành thị chiếm 25%, còn lại 75% là dân nông
thôn. Toàn tỉnh có 11 tôn giáo khác nhau, chiếm đông nhất là đạo Công Giáo,
tiếp theo là Phật Giáo và đạo Cao Đài.
No comments