Khám Phá

Những nhà tình báo miền Bắc trước 1975

Để giành được chiến thắng vào 4/1975 thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngoài việc sử dụng các binh lực cùng chiến thuật hợp lý, giành ưu thế lớn về chính trị thì không thể không nhắc tới công lao của những nhà tình báo - họ là những người đã âm thầm lặng lẽ thu thập thông tin, xây dựng tổ chức bí mật thậm chí "luồn sâu, leo cao" vào chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hãy cùng Go Việt Nam tìm hiểu những nhà tình báo điển hình của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

1. Đại tá Phạm Ngọc Thảo

Sinh ngày 14/2/1922 tại tỉnh Long Xuyên. Sau khi Hiệp định Giơ - ne - vơ được ký kết, ông Phạm Ngọc Thảo được đích thân Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn chỉ định ở lại miền Nam - Việt Nam, với nhiệm vụ chiến lược là thâm nhập vào hàng ngũ cấp cao của chính quyền Sài Gòn. Bằng những hoạt động khéo léo và đầy biến hóa của mình, tranh thủ những yếu tố tranh tối tranh sáng đầy bất ổn của chính trường Sài Gòn. Phạm Ngọc Thảo đã xây dựng được cho mình vị trí khá tốt nổi bật trong xã hội với những mối quan hệ thượng lưu đa dạng và rộng rãi. Đầu năm 1957, sau khi tham gia biên tập Nguyệt san Bách Khoa (ấn phẩm của nhóm trí thức Đảng Cần lao). Phạm Ngọc Thảo đã trở thành một tác giả thường xuyên xuất hiện trên ấn phẩm này với những bài nghiên cứu về các hình thái chiến tranh nhân dân ...

dai-ta-pham-ngoc-thao

Ông đã phân tích rất hay và hấp dẫn về chiến lược, chiến thuật, về nghệ thuật cầm quân, về binh pháp Tôn tử và cách dụng binh của Trần Hưng Đạo. Những bài viết của ông đã thu hút được sự chú ý của giới quân sự Sài Gòn lúc đó, thậm chí của cả Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu ... Được chính quyền Ngô Đình Diệm trọng dụng, ông đã thăng tới quân hàm thiếu tá. trong thời gian làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre),ông đã cung cấp nhiều tin tức, tài liệu liên quan đến các cuộc hành quân của quân đội Việt Nam Cộng hòa trong tỉnh và quân khu, thả hơn 2.000 tù chính trị và khôn khéo lái các cuộc hành quân "tảo thanh" của quân đội Việt Nam Cộng hòa vào chỗ không người, đã góp phần quan trọng vào việc bảo toàn lực lượng cách mạng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa góp phần vào thắng lợi của phong trào cộng sản Bến Tre. 

dai-ta-pham-ngoc-thao

Dưới danh nghĩa là một sĩ quan cao cấp quân đội có tiếng nói, có ảnh hưởng lớn đối với chính trường Sài Gòn, ông đã tham gia tổ chức hàng loạt vụ đảo chính làm rung chuyển nền chính trị miền Nam - Việt Nam vào những năm 1964 - 1965 gây mất ổn định nghiêm trọng chế độ Sài Gòn tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam. Sau hai cuộc đảo chính bất thành, dù Mặt trận giải phóng yêu cầu ông rời khỏi Sài Gòn nhưng ông vẫn quyết trụ lại để tiến hành cuộc đảo chính cuối cùng. Việc lớn không thành, bị bắt nhưng ông vẫn không để lộ tung tích của mình. Cho đến lúc mất vào ngày 17/7/1965 vẫn không ai biết ông là một tình báo cộng sản Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1965, ông được Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiện là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và quân hàm Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.

2. Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn 

Phạm Xuân Ẩn (tên thật là Trần Văn Trung - Hai Trung) sinh ngày 12/9/1927 tại Biên Hòa, Đồng Nai, trong một gia đình viên chức cao cấp. Ông được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tuyển vào chiến khu D của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận nhiệm vụ hoạt động tại trung tâm đầu não quân sự của Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn để nắm được các ý đồ chiến lược về chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế của Pháp. Từ đây, Trần Văn Trung đổi thành Phạm Xuân Ẩn. Với cái "mác" công chức, lại là dân học trường Tây, có giấy khai sinh do Tây cấp và là con của một cựu trắc địa sư tên tuổi đã giúp ích rất nhiều cho Phạm Xuân Ẩn trở thành nhân viên tham mưu tin cậy trong Bộ Chỉ huy quân đội liên hiệp Pháp.

thieu-tuong-pham-xuan-an

Sau khi Hiệp định Giơ - ne - vơ năm 1954 được ký, ông trở thành "cộng sự" thân thiết của Phái bộ quận sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn (Sài Gòn Military Mission). Ông được cố vấn quân sự Hoa Kỳ đề nghị tham gia soạn thảo các tài liệu về tham mưu, tổ chức tác chiến, huấn luyện, hậu cần để xây dựng "quân đội Việt Nam Cộng hòa". Đặc biệt Phạm Xuân Ẩn còn được giao hợp tác với Hoa Kỳ lựa chọn những sĩ quan trẻ có triển vọng để đưa sang Hoa Kỳ đào tạo (trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, người sau này trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa). Năm 1959, sau khi tốt nghiệp báo chí tại Hoa Kỳ, ông trở về nước và được mời làm phóng viên cho hãng thông tấn Reuters (Anh) và các báo khác của Hoa Kỳ.

thieu-tuong-pham-xuan-an

Dưới vỏ bọc là phóng viên tuần báo Time của Hoa Kỳ và danh nghĩa là "người của CIA", ông có được nhiều nguồn tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Những tin tức và phân tích tình báo chiến lược của ông được bí mật gửi cho Trung ương cục miền Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua mạng lưới H63. Những tin tức này sau đó được gửi ra Hà Nội, với nguồn tin thu thập ngày càng mở rộng, các bản báo cáo của ông sống động và tỉ mỉ đến mức khi nhận được lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận đinh: "Chúng ta đang ở trong phòng hành quân của Hoa Kỳ", Phạm Xuân Ẩn đã gửi về căn cứ tổng cộng 498 báo cáo, tài liệu nguyên gốc được sao chụp, các thông tin thu lượm được về tình hình của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Sau ngày 30/4/1975, Phạm Xuân Ẩn mới được phép trở về con người thật của mình. Ngày 15/1/1976, ông đã được Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và được phong thiếu tướng. Ông mất ngày 10/9/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ông cố vấn Vũ Ngọc Nhạ

Tên thật là Vũ Xuân Nhạ, sinh ngày 30/3/1928, tại xã Vũ Hội huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình nhà Nho. Năm 1952, Vũ Ngọc Nhạ mang tên Vũ Ngọc Kép được chính Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao nhiệm vụ tình báo. Với trí thông minh và sự hiểu biết sâu sắc mọi vấn đề từ quân sự, ngoại giao đến kinh tế, tôn giáo, ông đã trở thành cố vấn cho 3 đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.  

ong-co-van-vu-ngoc-nha

Với chức danh "Cố vấn cao cấp", ông đã khai thác được nhiều tài liều cơ mật trong Phủ Tổng thống và cũng là người xây dựng cụm tình báo chiến lược nổi tiếng A22 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từng làm rúng động chính trường Sài Gòn trong suốt những năm cuối của thập niên 1960, với mạng lưới 42 điệp báo viên, hoạt động dưới nhiều chức danh, cấp bậc từ cao tới thấp trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ông đã cung cấp được nhiều thông tin, tài liệu chiến lược, sách lược tuyệt mật: từ kế hoạch "Xây dựng ấp chiến lược", "Kế hoạch Stalay Taylor" ... thời Ngô Đình Diệm cho đến "Kế hoạch bình định nông thôn", "Kế hoạch Phượng Hoàng", "Kế hoạch đồ quân của Hoa Kỳ", "Sách lược chiến tranh đặc biệt" ... thời Nguyễn Văn Thiệu ... Đến năm 1987, khi cuốn tiểu thuyết "Ông cố vấn  - hồ sơ một điệp viên" của nhà văn Hữu Mai xuất bản thì thân thế và sự nghiệp của ông mới được công chúng biết đến. Sau năm 1975, ông được Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong thiếu tướng. Ông mất ngày 7/8/2002 tại thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đại tá Nguyễn Văn Minh

Nguyễn Văn Minh sinh năm 1933 tại Hưng Yên, trong một gia đình thợ thủ công. Lớn lên, ông vào Sài Gòn làm công nhân và tham gia hoạt động bí mật trong Mặt trận Liên Việt. Năm 1959, ông được Quận ủy Thủ Đức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử làm nhiệm vụ lọt vào quân đội Việt Nam Cộng hòa. Năm 1963, lợi dụng sự kiện Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính trị Sài Gòn đang rối ren, ông tìm cách vào được chính quyền Việt Nam Cộng hòa với chức danh là nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Có. 

dai-ta-nguyen-van-minh

Không lâu sau đó, Nguyễn Cao Kỳ lật đổ Nguyễn Hữu Có nhưng với vỏ bọc là một nhân viên quân sự mẫn cán, tận tụy với công việc, được nhiều người quý mến nên ông đã tiếp tục được tin dùng. Từ đó, ông trở thành một trong 4 nhân viên văn thư bảo mật của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng. Công việc hàng ngày của ong là tiếp nhận và lưu trữ công văn đi, đến giữa Văn phòng Tổng tham mưu trưởng với các cơ quan, đơn vị trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là trao đổi công văn với Phủ Tổng thống, với các cơ quan Bộ quốc phòng, các quân đoàn, quân khu. Công việc này tạo cơ hội cho ông tiếp cận nhiều tài liệu tối mật của Việt Nam Cộng hòa, chính vì đặc thù công việc nên ông luôn bị các cơ quan mật vụ, an ninh của Việt Nam Cộng hòa để ý, theo dõi. Để tránh bị lộ và che mắt kẻ thù, ông khéo léo nhận về mình nhiều phần việc nhưng không sao chụp tài liệu mà rèn luyện ghi nhớ toàn bộ các công văn được tiếp cận hằng ngày. Đêm đến, ông thức trắng để viết lại nội dung công văn trong ngày để chuyển ra ngoài cho tổ chức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các kế hoạch lớn như: Bình định nông thôn, kế hoạch lấn chiếm xóa các vùng giải phóng ... đều được ông báo cáo chính xác. 

dai-ta-nguyen-van-minh

Đầu năm 1975, ông đã báo cáo về căn cứ một tin quan trọng có tính quyết định là: Hoa Kỳ không đưa quân trở lại nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh lớn vào giải phóng Sài Gòn. Thông tin này đã giúp cho Bộ Chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thêm cơ sở quyết định mở cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, trong ngày 30/4/1975, khi Quân giải phóng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hòa chính ông đã động viên các viên chức trong văn phòng của tướng Cao Văn Viên giữ gìn, niêm phong kho tàng, hồ sơ, bảo toàn tài liệu máy móc trong văn phòng để bàn giao cho quân giải phóng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1999, ông được Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và phong hàm đại tá.


Ngoài những nhà tình báo điển hình kể trên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn có rất nhiều những nhà tình báo khác. Nếu biết thêm tên những nhà tình báo này mời bạn comment phía dưới để chúng ta cùng tìm hiểu. 


Xem thêm:

► Help us reach 200.000 subs ! https://goo.gl/PQm2PU

► ĐĂNG KÝ kênh giúp chúng tôi đạt 200K Subs. Thanks! ► Website : http://govietnams.blogspot.com/

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ ► Email liên hệ hợp tác: hm96channel@gmail.com ► Fanpage Lịch sử Văn hóa Việt Nam: https://www.facebook.com/LichSu.VanHoa/

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ | Danh sách phát – Playlist | » Lịch Sử Việt Nam: https://goo.gl/N4gEqe

» Nhân Vật: https://goo.gl/TA49C

» Sự Kiện: https://goo.gl/Ts8wER

» Văn Hóa: https://goo.gl/9ifrN6

» Địa Danh: https://goo.gl/ZK3Xho

» Nhìn ra Thế giới: https://goo.gl/rtKiCx

» Khám Phá: https://goo.gl/kA4tDR

» Góc Cuộc Sống: https://goo.gl/F32dXZ

» Tiếng Anh Cho Người Việt: https://goo.gl/59LSwj

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ Thanks for watching!



















No comments