Những điều bị cấm vô lý ở Trung Quốc
Trung quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với khoảng 1.4 tỷ người, luôn nổi tiếng với chính sách đối ngoại gai góc cùng với sự phát triển kinh tế thần tốc. Trung quốc có tiếng với luật pháp cực đoan cùng với 1 số điều cấm khó hiểu. Chúng ta cùng tìm hiểu một số điều bạn không được phép làm ở Trung Quốc.
10. Chữ cái - N
9. Mạng xã hội
Tất cả các phương tiện truyền thông xã hội lớn của Mỹ: Google, Facebook, Instagram, Twitter, và Snapchat bị cấm ở Trung Quốc. Trung Quốc đã rất nhạy cảm sau khi bất ổn ở Hồng Kông diễn ra trong nhiều tháng đã nhận được sự quan tâm ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ở Trung Quốc đại lục nơi tin tức về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ được lọc cẩn thận qua phương tiện truyền thông. Các công ty truyền thông xã hội ở Trung Quốc được yêu cầu xóa nội dung bị coi là đe dọa sự ổn xã hội định hoặc Đảng Cộng sản. Một số người dùng đã tìm thấy những cách sáng tạo để lách khỏi sự kiểm duyệt bất chấp hậu quả nhưng nhiều khi vẫn bị chặn lại bởi "Tường lửa Vĩ đại" (Great Firewall) - công cụ mà Bắc Kinh dùng để kiểm soát và ngăn chặn công dân kết nối với các trang web và dịch vụ Internet nước ngoài.
8. Nội dung khiêu dâm
Ở Trung Quốc, việc sản xuất, truyền bá hoặc bán nội
dung khiêu dâm có thể bị án phạt tù chung thân vì nội dung khiêu dâm
bị cấm rất nghiêm ngặt theo luật hình sự Trung Quốc. Nhưng cấm là một
chuyện, có loại bỏ được nó không lại là chuyện khác. Mặc dù một cuộc đàn áp
đang diễn ra chống lại "ô nhiễm tinh thần", như Đảng Cộng Sản đã từng
gọi nó, khiêu dâm vẫn còn sống và phát triển tốt trên internet của Trung Quốc.
Covid-19 làm đảo lộn cuộc sống ở Trung Quốc,
khiến văn phòng, nhà máy phải đóng cửa và dân cư bị cách ly. Khi mắc kẹt ở nhà,
nhiều người giết thời gian bằng cách chơi thể thao, game
và xem phim người lớn.
Thống kê của Baidu Index cho thấy, "maopian" (phim
khiêu dâm) trở thành một trong những từ khóa được tra cứu nhiều nhất từ dịp
Tết, bên cạnh các từ khóa như "xem miễn phí phim Âu Mỹ" hay "phim
A" (dạng phim cấp ba).
7. Đất đai là sở hữu của nhà nước
Hiến pháp Trung Quốc quy định việc Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng dưới dạng giao quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất cho phép cá nhân, tổ chức sở hữu được quyền định đoạt về đất đai (chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp…). Nhưng Nhà nước khống chế bằng quy định mục đích sử dụng đất và thời gian sử dụng đất (quy định là từ 40 – 70 năm).
Người mua quyền sử dụng đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian sử dụng;
quyền sử dụng đất được phép chuyển nhượng, được cầm cố thế chấp, được bồi thường
nếu đất bị thu hồi, nhưng đến cuối kỳ thì lại quay trở về tay nhà nước.
6. Search Engines – Công cụ tìm kiếm
Google từng kinh doanh
tại Trung Quốc vào năm 2006 với tên miền Google.cn, chấp nhận bị kiểm duyệt kết
quả tìm kiếm. Google Trung Quốc xếp thứ 2 về công cụ tìm kiếm nhiều năm liền tại
quốc gia đông dân nhất thế giới, sau Baidu. Năm 2010, hacker Trung Quốc đã tấn
công Google và nhiều doanh nghiệp Mỹ, công ty phản ứng bằng cách “thả lỏng” kết
quả tìm kiếm tại Trung Quốc. Sau khi Google Search bị cấm, các dịch vụ như thư
điện tử Gmail, mạng video Youtube, trình duyệt Chrome … và những sản phẩm khác
của Google nằm trong vòng kiểm soát gắt gao của chính phủ Trung Quốc. Đến cuối
2014, những dịch vụ này bị chặn hoàn toàn, người dùng tại đây muốn truy cập phải
sử dụng mạng riêng ảo (VPN) nhưng hệ thống cũng đang bị cấm.
5. Doctor’s appointment (Cuộc hẹn với bác sĩ)
Trời chưa sáng, gần 100 người đã tới xếp hàng bên ngoài một
trong những bệnh viện hàng đầu tại Bắc Kinh, hy vọng sắp xếp được cuộc hẹn với
bác sĩ chuyên khoa và được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất Trung Quốc.
Chờ đợi trong những dòng người xếp hàng dài, điều
"dĩ nhiên" cho những lần tới bệnh viện tại Trung Quốc, là dấu hiệu
cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này đang đối mặt với khủng
hoảng, New York Times nhận định. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện công Trung Quốc đã dẫn đến hiện
tượng cò mồi trà trộn xếp hàng mua phiếu kham với giá chuẩn rồi bán lại cho
bệnh nhân với giá “cắt cổ”. Dù có một số giải pháp tuy nhiên hiện nay
Trung Quốc vẫn chưa giải quyết ổn thỏa được tình trạng cò mồi vé này.
4. Bitcoin
Ba năm
trước, vào ngày 4 tháng 9 năm 2017, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã
đóng cửa các sàn giao dịch tiền điện tử địa phương, nỗ lực xóa bỏ rủi ro
trong hệ thống tài chính, trấn áp hoạt động ngân hàng “chìm” vì lo ngại rằng các tài sản không được kiểm soát như
bitcoin khiến người dân bỏ qua các quy định kiểm soát vốn nghiêm ngặt. Trung
Quốc cũng bắt đầu hạn chế hoạt động khai thác tiền ảo, buộc nhiều công ty trong
lĩnh vực này phải chuyển trụ sở đi nơi khác. Nhiều người cho rằng lệnh cấm này
sẽ tác động tiêu cực tới sự phát triển của đồng tiền kỹ thuật số nói chung. Mặc
dù giao dịch vẫn bị nghiêm cấm, quyền sở hữu Bitcoin, được coi là tài sản hoặc
hàng hóa tại nhiều thị trường lớn, vẫn hợp pháp. Vào
tháng 8/2018, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng đã báo cáo rằng các trader ở Trung
Quốc đang tìm cách phá vỡ lệnh cấm nghiêm ngặt đối với giao dịch Bitcoin do
chính quyền Trung Quốc áp đặt.
3. Winnie the Pooh
Chú gấu được yêu mến này, dựa trên nhân vật từ cuốn
sách thiếu nhi của A.A.Milne, đã trở thành một "meme" (một biểu tượng
văn hóa hoặc một ý tưởng được lan truyền rộng rãi và nhanh chóng ở trên các
mạng xã hội) chính trị ở Trung Quốc từ năm 2013, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình gặp cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ở California vào tháng 6. Hai người
được chụp hình lại khi đang đi bộ, và người sử dụng internet Trung Quốc đã
nhanh chóng chia sẻ bức ảnh đó cùng với bức hình gấu Pooh đang đi với người bạn
Tigger của mình. Năm 2014, một lần nữa hình ảnh ông Tập bắt tay với Thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại được chia sẻ rộng rãi trên mạng khi so sánh
với gấu Pooh và chú lừa Eeyore. Năm 2015, hình ảnh so sánh ông Tập
trong một cuộc diễu hành quân sự với hình gấu Winnie the Pooh ngồi trong
chiếc xe ô tô đồ chơi được hãng phân tích chính trị Global Risk Insights gọi là
bức ảnh được kiểm duyệt mạnh nhất Trung Quốc. Trang web của đài truyền hình
HBO đã bị chặn sau khi diễn viên hài John Oliver nhiều lần so sánh hình ảnh của
ông Tập với gấu Pooh
2. Công trình kiến trúc kỳ dị
Du khách du lịch đến Tòa án nhân dân ở Thượng Hải sẽ có cảm
giác như mình đang được ngắm Tòa nhà quốc hội Mỹ, tòa nhà này và hàng tá các
tòa nhà khác như là một bản sao hoàn hảo của Washington DC hay nhà thờ ở
Bristol England và rất nhiều công trình nổi tiếng thế giới khác
Các nhà kỹ sư thiết kế,
xây dựng Trung Quốc chẳng ngần ngại "bốc cả thế giới" thu nhỏ mang về
đất nước, bất chấp nhiều lần bị chỉ trích "xào nấu, đạo nhái ý tưởng".
Tuy nhiên giờ đây các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đã quay lưng lại các kiến
trúc này, đây là một sự thay đổi nhấn mạnh
quan niệm mới của Trung Quốc. Nội các Trung Quốc và Ban chấp hành trung ương đảng
cộng sản đưa ra một chỉ thị sâu rộng cấm xây dựng quá khổ kiến trúc lập dị và kỳ lạ thiếu truyền thống văn hóa.
1. Những bộ phim du hành thời gian
Năm 2011 Cơ quan truyền
thông Trung Quốc cấm các bộ phim xuyên thời gian trong phim điện ảnh và phim
truyền hình vói lý do các khái niệm khoa học viễn tưởng thiếu tôn trọng lịch sử
sẽ gây ra những hiểu nhầm không đáng có về sự thật đã diễn ra ở quá khứ.
Khán giả dường như vô
cùng thích thú với câu chuyện mà nhân vật nam hoặc nữ xuyên thời gian về quá khứ
và ở đó họ tìm được tình yêu của đời mình. Chính
vì những quá được lòng khán giả nên các biên kịch mỗi ngày biến đổi kịch bản
hơn nữa khiến cho câu chuyện có thật trở nên biến dị.
Điện ảnh,
truyền hình và web drama hiện đang là nền công nghiệp không khói, tạo ra công
ăn việc làm cho hàng triệu lao động làm việc trong ngành giải trí Trung Quốc.
Nguồn thu ngân sách từ lợi nhuận mà nó mang lại là vô cùng to lớn, chính phủ
cũng không khắt khe gì với điện ảnh, chẳng qua dưới sự phát triển "quá
nhanh quá nguy hiểm" của các tập đoàn chiếu phim trực tuyến, cần có thời
gian để những quy định, tiêu chuẩn điện ảnh đi vào quỹ đạo vốn có của nó.
Xem thêm:
» » » Tại sao Triều tiên không bị nhiễm Covid-19?
» » » Những sự thật thú vị về đất nước Campuchia
No comments