Khám Phá

Những sự thật thú vị về đất nước Campuchia


Chúng ta cùng khám phá đất nước Campuchia, những sự thật về người hàng xóm phía Tây-Nam của Việt Nam.

1. Thuộc địa của Pháp


Campuchia từng là thuộc địa của Pháp từ năm 1863 đến 1953

2. Quốc kỳ đặc biệt


Là một trong số hiếm quốc gia in hình công trình lên quốc kỳ.  Quốc kỳ Campuchia gồm có ba sọc ngang màu xanh biển, đỏ và hình Angkor Wat màu trắng ở chính giữa. Hình Angkor Wat là biểu tượng cho sự thanh liêm, công lý của nhân dân và là di sản văn hóa của Campuchia và đồng thời tượng trưng cho Phật giáo Nam truyền - tôn giáo chính tại Campuchia. Màu xanh là biểu tượng của sự tự do, đoàn kết, tình nghĩa anh em đồng thời tượng trưng cho nhà vua. Màu đỏ là biểu thị lòng can đảm của cả nhân dân Campuchia.

3. Có hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á


Tonlé Sap hay Biển hồ là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.

Quanh hồ tập trung nhiều cộng đồng người Việt và người Chăm, sinh sống tại các làng nổi bên hồ.

4. Đất nước Phật giáo nguyên thủy


Phật giáo đã tồn tại ở Campuchia từ ít nhất là thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, với một số nguồn đưa nguồn gốc của nó bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo của Campuchia từ thế kỷ 13 sau Công nguyên, và hiện nay ước tính là tôn giáo của 97% dân số.

5. Cuộc diệt chủng kinh hoàng


Khmer Đỏ tên chính thức là Đảng Campuchia Dân chủ, là một tổ chức chính trị cầm quyền tại Campuchia từ 1975 đến 1979. Tổ chức này còn được biết với các tên Đảng Cộng sản Khmer, Quân đội Nhân dân Campuchia Dân chủ.
Hơn một triệu rưỡi người đã chết dưới chế độ của Khmer Đỏ trong cuộc diệt chủng Pol Pot.

6. Không tổ chức sinh nhật


Hầu như người dân Campuchia không tổ chức sinh nhật của mình, có nhiều người già không nhớ tuổi của họ

7. Quốc vương lưu vong nhiều nhất Thế giới


Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk từng phải sống tại Trung Quốc và Triều Tiên sau khi bị lật đổ năm 1970. Sau cuộc nội chiến Campuchia, năm 1975 ông trở lại làm quốc vương Campuchia. Ông bị quản thúc tại gia cho đến khi quân đội Việt Nam giải phóng được Campuchia. Năm 1981 ông một lần nữa sống lưu vong sau đó trở lại làm quốc vương Campuchia

8. Tỷ lệ chặt phá rừng cao nhất Thế giới


Campuchia là một trong những quốc gia có tỷ lệ chặt phá rừng cao nhất thế giới.
Theo nhiều dữ liệu, nạn phá rừng và phát triển công nghiệp khiến Campuchia mất 2,85 triệu hecta rừng trong hai thập kỷ qua.
Tổ chức Global Forest Watch xác nhận rằng, chỉ riêng trong năm 2014, hoạt động chặt phá khiến 91.636 hecta rừng tự nhiên biến mất.

9. Di tích tôn giáo lớn nhất Thế giới


Angkor Wat là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới rộng 162.6 hecta, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1992.
Ban đầu nó được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII. Tên hiện đại của ngôi đền, Angkor Wat, nghĩa là "Thành phố Đền" hay "Thành phố của những ngôi Đền".

10. Du lịch và may mặc là mũi nhọn kinh tế


Du lịch và may mặc là 2 ngành kinh tế quan trọng của Campuchia, tạo ra nhiều việc làm lớn.

11. Một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á


Campuchia là một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Á, hơn 2 triệu người sống dưới mức 2 đô la mỗi ngày.

12. Không được chạm vào đầu người khác


Ở Campuchia, đầu được coi là phần cao nhất của cơ thể và không nên chạm vào đầu người khác.

13. Kiểu chào đặc biệt


Sampeah là một lời chào của Campuchia hoặc một cách thể hiện sự tôn trọng, đặt hai bàn tay vào nhau và cúi đầu như đang cầu nguyện.

14. USD được chấp nhận là đồng tiền quốc gia


Đô la Mỹ là một trong những loại tiền tệ quốc gia ở Campuchia vì đồng Riel có giá trị cực kỳ thấp và tỷ lệ mất giá liên tục, quốc gia này đã chấp nhận đồng đô la Mỹ là một trong những loại tiền tệ quốc gia

15. Quốc gia có nhiều ngày nghỉ lễ


Có khá là nhiều ngày nghỉ lễ lớn trong năm ở Campuchia, một số ngày nghỉ lễ khá kỳ lạ như Ngày trí nhớ, ngày vua đi cày, ngày sinh nhật của cựu hoàng hậu Monineath Sihanouk, ngày Hiến pháp, kỷ niệm ngày mất của cựu hoàng Norodom Sihanouk, ngày Norodom Sihamoni, ngày nhân quyền quốc tế,...

16. Ngôn ngữ


Tiếng Khmer là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trong ngữ hệ Nam Á (sau tiếng Việt)

17. Sự kỳ thị người Việt


Người dân Khmer không có thiện cảm so với người Việt sống tại Khmer-Việt. Nhiều sự kiện lịch sử đã góp phần tạo nên mối nghi kỵ nếu không nói là hiềm thù dai dẳng giữa hai dân tộc Khmer-Việt

Thông tin: (2018)
+ Diện tích: 181.000 km2 - xếp thứ 88 trên Thế giới
+ Dân số: 16.290.000 người - đứng thứ 71 trên Thế giới
+ GDP (danh nghĩa): 26,730 tỷ USD
+ GDP đầu người (danh nghĩa): 1.640 USD
+ GDP (PPP): 76,700 tỷ USD
+ GDP đầu người (PPP): 4.710 USD 

Xem thêm:

» » »  Vì sao nước mắt lại mặn?

» » » Tại sao Triều tiên không bị nhiễm Covid-19?

» » » 6 cầu thủ có thu nhập cao nhất Việt Nam

No comments