Top 10 vụ nổ lớn nhất trong lịch sử nhân loại
Bạn đã từng nghe thấy tên Big Bang bao giờ chưa nhỉ? Tôi nghĩ đã phần các bạn đã nghe thấy rồi, đó là tên của một vụ nổ đầu tiên để từ đó đồng thời sinh ra không gian, năng lượng và vật chất để tạo ra vụ trụ như hiện nay, vụ nổ Big Bang khủng khiếp như thế nào thì chúng ta chắc chắn chưa ai thấy nhưng chắc chắn không ít người trong chúng ta đã từng chứng kiến những vụ nổ mà thay đổi cả lịch sử, địa hình của thế giới những vụ nổ đến từ cả tự nhiên và con người tạo ra. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu 10 vụ nổ lớn trên thế giới.
10. Vụ nổ Halifax
Với sức công phá tương đương 2.900 tấn thuốc nổ TNT, vụ nổ Halifax là một trong những thảm họa phi hạt nhân kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng hải thế giới. 9h sáng ngày 6/12/1917 là thời điểm đánh dấu khoảnh khắc kinh hoàng tại Halifax (Cananda. Hai con tàu va chạm ngày hôm đó là tàu SS Mont-Blanc của Pháp và tàu SS Imo của Na Uy, vụ va chạm đã khiến hơn gần 12.000 người thương vong, toàn bộ các công trình, tòa nhà trong bán kính 800m sụp đổ trong tro bụi. Trên khoang của con thuyền SS Mont-Blanc là hàng trăm thùng chứa thuốc nổ TNT, axit Picric, nhiên liệu rất dễ cháy benzole và bông thuốc súng. Làn sóng xung kích phát ra có vận tốc khủng khiếp, gấp 23 vận tốc âm thanh. Nhiệt độ ước tính tại tâm vụ nổ lên tới 5.000 độ C. Một giây sau vụ nổ, 1.600 người chết ngay lập tức; khoảng 500 người khác cũng tử vong do sóng thần và âm thanh khủng khiếp hủy hoại thính giác; hơn 9.000 người khác bị thương nặng. Chưa hết, hàng nghìn người đã bị mù vĩnh viễn do đứng ở cửa sổ quan sát vụ nổ từ xa (sóng xung kích làm vỡ kính, bắn các bụi kính vào mắt).
9. Minor Scale – Vụ nổ lớn nhất sử dụng thuốc nổ thường
Minor Scale là một thử nghiệm do Mỹ tiền hành vào ngày 27 tháng 6 năm 1985. Cơ quan phòng thủ hạt nhân Mỹ kích nổ gần 5000 tấn ammonium nitrate để giả lập hiệu ứng của một vụ nổ hạt nhân.Muc đích chính là để kiểm tra tác động của vũ khí hạt nhân lên trang thiết bị quân sự. Như trong bức ảnh, F-4 Phantom được trông thấy tại thời điểm bắt đầu vụ nổ. Một sự thật thú vị: Liệu loại bom này có thực sự là vụ nổ lớn nhất dùng chất nổ tiêu chuẩn không vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. 6.700 tấn thuốc nổ Heligoland chứa ở một kho vũ khí đã được Hạm Đội Hoàng Gia Anh kích nổ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo kỉ lục Guinness công nhận, vụ nổ Heligoland lớn hơn nhưng đương lượng nổ của Minor Scale lại cao hơn khoảng 0.5 Kiloton (khoảng 500kg TNT)
8. Thả bom nguyên tử Hiroshima – Nhật Bản
Từ một thành phố nhộn nhịp và đông đúc, Hiroshima trở thành bãi đổ nát hoang tàn sau khi bị ném bom nguyên tử ngày 6/8/1945 lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima), chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử "Little Boy" trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600 m với đương lượng nổ 13 kiloton. Khi quả bom nguyên tử được thả xuống một đán mây hình nấm khổng lồ xuất hiện trên bầu trời chỉ 1 giờ sau khi một quả bom nguyên tử được máy bay ném bom Mỹ B-29 thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Gần 80.000 người được cho là đã thiệt mạng ngay lập tức cùng với 60.000 người sống sót sau đó cũng chết vì bị thương và phơi nhiễm phóng xạ. Bán kính bị tàn phá là 1,6 km và cháy trên diện tích 4,4 km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại. Quả bom mạnh gấp 5 lần sức mạnh của vụ va chạm Halifax.
7. Sự kiện Tunguska vào năm 1908
Ngày 30 tháng 6/1908,một vụ nổ lớn đã xảy ra ở trên sông Podkamennaya Tunguska tại Nga.Vụ nổ có đương lượng nổ khoảng 10-15 Megatons (tương đương với 10-15 triệu tấn TNT) và có sức công phá bằng 1000 quả bom ném xuống Hiroshima. Chỉ chưa đầy 1 phút sau, năng lượng của vụ nổ đã quét sạch 80 triệu cây cối và vô số động vật trên diện tích hơn 2.000km². Vụ nổ gây ra một làn sóng chấn động khí quyển vòng quanh Trái Đất 2 lần, hai ngày sau những hạt bụi cháy sáng từ vụ nổ khiến người dân London (cách vụ nổ khoảng 10.000km) có thể đọc báo vào ban đêm mà không cần đèn. Lần đầu tiên các nhà khoa học đến hiện trường để thực hiện việc kiểm tra. Thành phần những mảnh sót lại của vật thể Tunguska vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Có rất nhiều giả thiết về nguyên nhân của vụ cháy như thiên thạch rơi, va chạm giữa sao chổi và tiểu hành tinh … tuy nhiên tất cả đều không có bằng chứng cụ thể nào nên vụ nổ vẫn là một bí ẩn cho đến tận ngày nay.
6. Tsar Bomba (Bom Sa Hoàng) – Vụ nổ lớn nhất do con người tạo ra
Bom Sa Hoàng là loại bom Hidro được phát triển bởi Liên Xô và thử nghiệm vào ngày 30/10/1961.Với đương lượng nổ 57 Megatons (tương đương 57 triệu tấn TNT),đây là vụ nổ lớn nhất do con người từng tạo ra.Quả bom được thiết kế với lượng nổ khoảng 100 Megatons nhưng được giảm xuống 57 Megatons do các lo ngại về bụi phóng xạ. Cho dù vụ nổ được thực hiện ở quần đảo Novaya Zemlya rất xa xôi nhưng nó vẫn gây ra rất nhiều thiệt hại.Một ngôi lành cách vụ nổ 55km bị san phẳng hoàn toàn. Các thiệt hại đến nhà cửa lan đến Nauy và Phần Lan.vụ nổ tạo ra một đám mây hình nấm cao 64km,và sóng chấn động vẫn được phát hiện sau khi di chuyển 3 vòng quanh Trái đất.
5. Krakatoa
Vào ngày 27/8/1883, hòn đảo núi lửa nhỏ Krakatoa ở eo biển Sunda, nằm giữa Java và Sumatra đã ghi tên mình vào lịch sử bằng việc biến đổi thời tiết trên khắp thế giới, cướp đi sinh mạng của khoảng 37.000 người và phá hủy toàn bộ 165 ngôi làng và thành phố gần đó và làm 132 ngôi làng bị tàn phá nghiêm trọng. Dư chấn của vụ nổ cũng đã tạo nên một cơn sóng thần cao tới 30 m đổ về 2 hòn đảo Java và Sumatra, tiếp tục làm cho hàng nghìn người thiệt mạng. Âm thanh của vụ nổ đạt tới 180 dB ở khoảng cách 160 km. Bất cứ ai ở trong khoảng cách 20 km chắc hẳn đã chịu đựng âm thanh 200 dB. Những chấn động của nó có thể nhận thấy được từ thành phố Perth, Australia cách xa đó gần 3.110 km và đảo Rodriges gần đảo Maurice cách xa đó gần 5.000 km, thậm chí làm tất cả phong vũ biểu ở Luân Đôn giật cao lên gấp 7 lần và cả thế giới rung chuyển đến vài phút
Vụ phun trào đã tạo ra một cột tro bụi dài 27km lan tỏa vào không khí, ảnh hưởng đến thời tiết trên toàn cầu trong nhiều năm và khiến khu vực xung quanh chìm trong bóng tối. Nhiều tháng sau, những khối đá bọt khổng lồ, cây cối phủ tro và các mảnh vụn khác đã trôi dạt tới tận bờ biển Mauritius và Australia.
4. Sự tuyệt chủng ở Kỷ Phấn Trắng thứ ba
Khoảng 65 triệu năm trước một sự kiện được biết đến như Kỷ Phần Trắng thứ ba đã gây ra sự tuyệt chủng của rất nhiều giống loài, nhưng phổ biến nhất là sự tuyệt chủng của các loài khủng long. Rất nhiều nhà khoa học tin rằng việc này xảy ra bởi vì một chấn động từ một hành tinh nhỏ tạo ra thiên thể Chicxulub đâm vào trái đất, được tìm thấy ở bờ biển Yucatan Peninsula. Theo ước tính sức công phá của vụ nổ có thể so sánh tương đương với 96 tỉ tấn TNT, hay khoảng 1,7 triệu quả bom Sa hoàng. Điều này đủ để làm vụ chấn động này là một trong những vụ nổ lớn nhất từng xảy ra trên Trái Đất mà có đầy đủ bằng chứng địa sinh học chứng minh.
3. Sự phun trào núi lửa Tambora
Ngày 5/4/1815, núi Tambora phun trào tại Sambawa Indonesia, tạo nên một trong số những vụ nổ gây chấn động nhất lịch sử nhân loại. Vụ phun trào núi Tambora được ước tính có sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, mạnh hơn 14 lần bom Sa hoàng. Vụ phun trào có thể được nghe thấy từ tận Sumatra, cách xa địa điểm phun trào khoảng 2.600km. Trước khi phun trào, núi Tambora có độ cao khoảng 4,3km nhưng sau đó chiều cao nó chỉ còn khoảng 2,85km. Núi lửa tạo nên một cột bụi cao đến 43km và phân phối bụi ra bầu khí quyển bao quanh bán cầu. Đám bụi này đã che phủ mặt trời và khiến cho năm 1816 trở thành năm lạnh lẽo xếp thứ 2 trong lịch sử. Vụ mùa thất thu và đói kém xảy ra triển miên khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Theo ước tính có khoảng 10.000 người chết trực tiếp do vụ phun trào và khoảng 70.000 người chết do hậu quả khí hậu mà nó để lại.
2. GRB 080319B
Vụ nổ của các tia Gamma được biết đến như những vụ nổ kinh hoàng nhất trong vũ trụ. Nhưng nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ nổ những tia Gamma vẫn chưa được lý giải một cách hoàn toàn, mặc dù hầu hết các nhà thiên văn học cho rằng chúng có liên quan tới các sao băng có kích thước cực kì lớn. Vụ nổ tia Gamma kéo dài trong khoảng 20-40 giây và làm tỏa sang chùm tia Gamma theo một hưởng rất hẹp. Vụ nổ các tia Gamma là cực kì hiếm, mỗi vụ nổ chỉ xảy ra một lần sau hàng trăm triệu năm ở mỗi ngân hà. Ngày 19/3/2008, một vụ nổ tia Gamma được biết đến với cái tên GRB 080319B diễn ra và có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong khoảng 30 giây. Vụ nổ xảy ra cách Trái Đất 7,5 triệu năm ánh sáng khiến nó trở thành vụ nổ xa nhất có thể chứng kiến bằng mắt thường. Vụ nổ có sức công phá tương đương 2Ã – 1034 tấn TNT hay khoảng 10.000 lần lượng thuốc nổ TNT có khối lượng bằng Mặt Trời được kích nổ cùng một lúc.
1 . GRB 080916C
Vũ trụ là một nơi rất rộng lớn, các thiên thể lớn rất khó lý giải và vụ nổ lớn nhất, GRB 080916C cũng không phải là một ngoại lệ. GRB 080916C là một vụ nổ tia gamma đầu tiên được ghi nhận vào 16/9/2008. Vụ nổ xảy ra cách trái đất khoảng 12,2 tỉ năm ánh sáng và kéo dài khoảng 23 phút, có thể coi là một khoảng thời gian rất dài đối với một vụ nổ tia gamma. Trong 23 phút này, những vụ nổ tia gamma sinh ra một lượng năng lượng nhiều hơn lượng năng lượng sinh ra từ tất cả các dải sao trong ngân hà. Theo ước tính, vụ nổ sinh ra một khoảng năng lượng bằng khoảng 2 triệu tấn TNT, tương đương 3 tỉ quả bom Sa hoàng nổ liên tục mỗi giây trong 110 triệu năm hay khoảng 7.000 lần lượng năng lượng mặt trời sinh ra trong cả quá trình tồn tại của nó.
Xem thêm:
No comments