10 thành phố đắt đỏ nhất Thế giới
Chi phí sinh hoạt tại một số thành phố lớn trên thế giới tăng lên khi những người trẻ tuổi tới đây tìm kiếm cơ hội làm giàu ngày càng nhiều. Giá cả ở thành phố này vô lý đến mức như thể có những thỏi nam châm ở cửa của mỗi cửa hàng sẵn sàng hút tất cả đống tiền lẻ từ túi của bạn và xóa sạch tài khoản trong thẻ ghi nợ của bạn. Vừa qua, hãng nghiên cứu Mercer Human Resource Consulting (Anh) đã công bố báo cáo Chi phí sinh hoạt (Cost of Living) 2019 của 209 thành phố trên thế giới. Kết quả khảo sát dựa trên đánh giá về chi phí hơn 200 loại hàng hóa, dịch vụ phổ biến, như nhà ở, giao thông, thức ăn... Sau đây hãy cùng chúng tôi điểm danh top 10 những thành phố có chi phí sinh hoạt đắt nhất trên thế giới nào.
10. Thành phố của các Thiên thần" Los Angeles
Los
Angeles là thành phố lớn nhất ở California và lớn thứ hai Hoa Kỳ với dân số hơn
4 triệu người. Có lẽ chúng ta ai nấy đều quen thuộc với thành phố này, do đây
là kinh đô điện ảnh lừng danh Hollywood quy tụ nhiều diễn viên, ca sĩ nổi tiếng
thế giới, sân nhà của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA), cùng nhiều địa danh nổi
tiếng khác. Là nơi quy tụ các ngôi sao tên tuổi cùng giới siêu giàu trên khắp
thế giới, không khó hiểu khi giá bất động sản tại LA được xếp vào hạng đắt đỏ
và có xu hướng tăng nhanh theo thời gian. Ngành công nghiệp phim ảnh là lí do đứng
sau sự đắt đỏ của Los Angeles. Bên cạnh đó, thành phố có cảng Los Angeles với
ngành công nghiệp đóng tàu hiện đại, góp phần mang lại mức sinh hoạt cao “ngút
trời”. Giá nhà trung bình ở đây khoảng $470,000 một căn. Bạn cần phải có khoảng
$74,371 thu nhập để có thể sống ổn định và nó cao hơn mức trung bình 56.000 đô la mỹ / năm. Cơ sở hạ tầng phụ thuộc quá nhiều vào xe hơi . Với giá
bán trung bình 849.900 USD bạn có thể mua được 176,7 m2, giá thuê trung bình là
3.607 USD mỗi tháng
9. Tel Aviv, Israel
Kéo
dài dọc theo bờ biển đẹp của Địa Trung Hải, Tel Aviv là thành phố lớn thứ hai của
Israel sau Jerusalem. Hiện đại, sầm uất, có cuộc sống đắt đỏ vào bậc nhất Địa
Trung Hải. Nơi đây được nhắc đến như một vùng đất nguy hiểm và khắc nghiệp, nơi
luôn là điểm nóng của khu vực Trung Đông với những vụ đánh bom liều chết, những
trận oanh tạc, phục kích với các nước láng giềng suốt hàng thập kỷ qua vẫn chưa
có hồi kết
Tel
Aviv là một trung tâm kinh tế, nơi có Sở giao dịch chứng khoảng Tel Aviv, văn
phòng các công ty và trung tâm nghiên cứu và phát triển. Thành phố là thủ đô
tài chính của đất nước và nghệ thuật biểu diễn và trung tâm thương mại lớn.
Thành phố Tel Aviv có nền kinh tế thành phố lớn thứ nhì thứ hai ở Trung Đông sau
Dubai. Với 2,5 triệu du khách quốc tế mỗi năm, Tel Aviv là thành phố được khách
tham quan nhiều thứ năm ở Trung Đông và châu Phi. Tel Aviv được gọi là
"thành phố không bao giờ ngủ" và một "thủ đô tiệc tùng" do
cuộc sống về đêm phát triển mạnh mẽ của nó, bầu không khí trẻ và nổi tiếng văn
hóa 24 giờ. Giá trung bình của một căn hộ cỡ trung bình là 2.500 đô la, thu nhập
trung bình là 69.000
8. New York, Mỹ
Với
dân số xấp xỉ 8,3 triệu người, đây được cho là mái nhà chung của nhiều tỉ phú
và triệu phú. Theo báo cáo của Wealth-X năm 2019, thành phố New York hiện có
105 tỷ phú, nhiều hơn số lượng tỷ phú ở tất cả quốc gia khác trên thế giới, trừ
Trung Quốc và Mỹ. Là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, các chi
phí sinh hoạt tại New York cao hơn mức trung bình của cả nước Mỹ ít nhất 68,8%,
nơi đây cũng có giá thuê nhà đắt đỏ, thực phẩm giá cao bạn sẽ phải dành ra 260
USD/ tháng. Theo trang Investopedia, sinh hoạt phí ở New York cao hơn 120 lần
so với mặt bằng chung của các bang nước Mỹ. Cụ thể giá nhà ở New York trung
bình là $500,000 trong khi đó giá nhà trung bình tại Mỹ chỉ rơi vào khoảng
$181,000. Đỉnh điểm là ở trung tâm thành phố New York- Mahattan, giá nhà có thể
lên tới một triệu đô một căn. Một gia đình 4 người tại New York có thể tốn
124.129 USD/năm cho các chi phí thiết yếu, tương đương 10.344 USD/tháng... căn
hộ trung bình giá nhà ở trung bình tại khu vực đông dân của New York là 455.500
USD , mức giá thuê trung bình cho một căn hộ với 2 phòng ngủ là 1.638 USD mỗi
tháng
Bên
cạnh đó, chất lượng hệ thống giao thông công cộng của New York thuộc hàng top cả
nước, nhưng phí của dịch vụ ở đây cũng thuộc nhóm cao nhất. Phí sử dụng phương
tiện công cộng là 116,5 USD mỗi tháng, cao hơn mức trung bình cả nước khoảng
75%. Ăn nhà hàng là điều gì đó có vẻ xa xỉ bữa ăn cho 2 người ở nhà hàng tương
đối sang sẽ ngốn của bạn 75 USD. Nếu đủ can đảm để bước xuống đại lộ thời trang
Madison, thậm chí là các cửa hàng quần áo bình dân hơn, bạn cũng vẫn phải giật
mình vì mức giá ở đó.
7. Copenhagen, Đan Mạch
Đan
Mạch là quốc gia mà người dân phải đóng thuế nhiều nhất thế giới, từ mức thấp
nhất là 46,98% lên đến mức cao nhất 67,98% tùy thu nhập, nghĩa là từ một nửa đến
2/3 số tiền bạn kiếm được mỗi tháng mặc nhiên không phải là của bạn. Mức thu nhập
bình quân của một người một tháng là 86.000 USD
Thú
thật tôi có phần sốc khi biết sự thật này, khi mà cùng lúc một sự thật khác lập
tức hiện ra: Đan Mạch cũng là một trong những đất nước có chi phí sinh hoạt đắt
đỏ nhất thế giới. Sao có thể hạnh phúc khi ta luôn canh cánh nỗi lo cơm áo gạo
tiền và sưu cao thuế nặng? Câu trả lời hóa ra lại rất đơn giản: Người Đan Mạch
hạnh phúc vì họ chẳng buồn lo lắng đến cả hai điều đó. Đóng thuế cao ngất ngưởng
thật đấy, nhưng họ vẫn vui vẻ đóng vì tin rằng đó là một sự đầu tư chính đáng
cho chất lượng cuộc sống của chính mình. Tiền thuế được dùng để duy trì hệ thống
an sinh xã hội vốn được xem thuộc hàng hào phóng và bình đẳng nhất thế giới. Việc
khám, chữa bệnh là hoàn toàn miễn phí với dịch vụ hạng nhất cho tất cả công dân
và người có thẻ cư trú (kể cả tôi, một người nước ngoài với tấm thẻ vàng tạm
trú một thời gian, cũng được hưởng trọn đặc quyền này). Giáo dục cũng hoàn toàn
miễn phí, ở bậc đại học thậm chí sinh viên còn được nhận lương hằng tháng để tập
trung học. Thư viện mở cửa cho mọi người với hàng ngàn đầu sách, phim, tài liệu
miễn phí.
6. Seoul, Hàn Quốc
Seoul
ngày càng phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh và trở nên hiện đại hơn, Seoul được
coi là một thành phố toàn cầu hàng đầu xuất phát từ sự bùng nổ kinh tế của Hàn
Quốc – thường được gọi là “Phép màu trên sông Hàn” – đã biến nó thành nền kinh
tế đô thị lớn thứ 6 thế giới với GDP là
1.619,4 tỷ USD tỷ USD. Nhưng người dân Seoul lại phải đối mặt với chi
phí sinh hoạt cao, mỗi tháng phải nộp thuế thu nhập, thuế cư trú và các loại cước
phí bảo hiểm như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, v,v… tức
khoảng 16,5% so với thu nhập. Mức thuế tiêu dùng tăng từ 3% lên 5% nên người
dân phải chịu nhiều gánh nặng hơn trước.
Hàn Quốc là một trong những nước mà người dân có thu nhập cao nhưng với
mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở đắt đỏ, có lẽ chỉ nên dùng từ “đủ” chứ không thể
dùng từ “dư thừa” để nói đến cuộc sống của người Hàn. Có chăng chỉ là một bộ phận
trong xã hội mà thôi.
Đắt
đỏ nhất ở Hàn phải kể đến giá nhà ở. Tuy giá đất ở Hàn đã giảm nhiều Nhưng nếu
muốn mua nhà ở thủ đô seoul với mức chi phí gấp 4 lần tổng thu nhập 1 năm, tức
khoảng 250.000 đôla, thì phải tìm ở những nơi cách xa trung tâm khoảng 30 km.
5. Osaka Nhật Bản - Thành phố ăn chơi nhất Nhật Bản
Rất
nhiều người thắc mắc tại sao Osaka là thành phố ăn chơi nhất Nhật Bản mà không
phải là Tokyo hào nhoáng, tráng lệ kia? Bởi trong khi người Tokyo bận rộn, tập
trung quá nhiều vào công việc mà chẳng có thời gian hưởng thụ trọn vẹn những thứ
hào nhoáng, hiện đại thì người Osaka lại làm biết cách làm việc này rất tốt.
Mua nhà, tiền thuê nhà ,chi phí sinh hoạt cao là những gì mà người dân Osaka
đang “gồng gánh” giống như hầu hết các thành phố lớn trên thế giới. Trung bình
1 tháng mức lương của người dân là 46.000 USD, GDP 1 năm của Osaka 40,9 nghìn tỷ
yên. Theo số liệu trong một nghiên cứu mới được công bố của Viện Nghiên Cứu
Haseko, số lượng căn hộ mới được rao bán tại Osaka không bao gồm các căn hộ một
phòng ngủ được mua với vai trò như một tài sản đầu cơ tầm trung đã tăng 6,4%,
giá một căn hộ khoảng mười mấy mét vuông cũng có giá cắt cổ tại các quận chính
4. Geneva, Thụy Sĩ
Theo
Bloomberg, nếu bạn đang tìm kiếm một bữa ăn giá rẻ, đừng đến Geneva (Thụy Sĩ).
Geneva là nơi đắt đỏ nhất thế giới nếu xét về thực phẩm, báo cáo vật giá và thu
nhập năm 2018 của UBS Group cho hay. Đây là cuộc khảo sát xếp hạng vật giá, mức
thu nhập, sức mua và thời gian làm việc để mua đồ dùng thông thường tại nhiều
thành phố thế giới. Một căn hộ có một phòng ngủ có thể lên giá thuê 3.500 USD/
tháng, trung bình lương của người là 120.000 USD/ tháng đủ để bạn cảm thấy cuộc
sống thật tuyệt vời, tuy nhiên 1 cốc bia không dưới 10 USD và thật khó để tìm một
bữa ăn ngon mà không phải tả từ 30 – 40 USD. Bạn sẽ phải chi trả Khoảng 100CHF
cho một người và 300CHF cho một gia đình, đây là mức ngân sách cho thực phẩm mỗi
tháng.. Nếu vượt qua được những chi phí đắt đỏ này bạn có thể yên tâm trượt tuyết
hay leo núi ở dãy Alpes Thụy Sĩ
Trong
khi chi phí thức ăn ở Geneva cao ngất, cư dân thành phố này lại có mức thu nhập
thuộc hàng top trong 77 đô thị được UBS khảo sát. Tổng chi phí sinh hoạt tại
đây cao hơn: 62 % so với Brussels – thủ đô Bỉ, 47% so với Munich – Đức
Thành phố nói tiếng Pháp này là trung tâm của nhiều nhân viên ngân hàng tư nhân, các nhà giao dịch hàng hóa và tổ chức quốc tế bao gồm Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Hội Chữ Thập đỏ. Tại Geneva, mức giá thuê nhà cũng gần tương đương, dao động từ 2500 – 5000CHF/tháng
3. Zurich, Thụy Sĩ
Zurich
(Thụy Sĩ), nơi nói tiếng Đức và là nhà của UBS Group, Crerdit Suisse Group, đứng
thứ hai trong bảng xếp hạng khi xét về mức thu nhập. Đây là thành phố nhìn
chung đắt đỏ nhất thế giới. Lý do là vì các dịch vụ như cắt tóc, giúp việc nhà,
giặt khô trung bình cao hơn 20% so với ở Geneva. Mức lương trung bình 226.000 USD
nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác trong danh sách
Các
mặt hàng điện tử như điện thoại thông minh, tivi, laptop có chi phí trung bình
cao hơn 16% ở Zurich so với ở Geneva. Báo cáo nhấn mạnh sự giàu có và chất lượng
cuộc sống mà 8 triệu dân Thụy Sĩ được hưởng, nhờ lương bổng cao, tiền tệ mạnh,
chính phủ ổn định, cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng vững chắc.
Giá nhà thuê ở Zurich rất cao, bạn sẽ khó lòng tìm thấy nơi nào dưới 1.000 USD
một tháng. Đồng thời, những nơi đó thường ở ngoại ô và không có đồ đạc gì. Một
căn hộ trung bình ở vị trí tương đối thuận tiện sẽ có phí thuê khoảng 2.000 - 3.000
USD một tháng. Chi phí đi lại, ăn uống và nhà ở tại Zurich không hề rẻ. Nếu là
người nước ngoài, bạn còn phải trả thuế, phí bằng lái và tiền bảo hiểm. Trung
bình, chi phí sinh hoạt một tháng dao động từ 1.600-3.600 USD. Một bữa ăn ở nhà
hàng hạng trung cũng tốn từ 20-40 USD Zurich nổi tiếng với các hộp đêm sôi động,
phần lớn sẽ thu vé vào cửa tầm 100 USD. Đồ uống trong hộp đêm có giá khoảng 20
USD một cốc. Nếu một tháng bạn đi chơi và đi hộp đêm với bạn bè 4-5 lần, số tiền
chi ra không hề nhỏ, có thể lên tới 400-500 USD
2. Paris, Pháp
Lượng
nhà cửa không có thêm đáng kể trong khi dân cư, đặc biệt là người giàu, vẫn
tăng khiến Paris ngày càng đắt đỏ. Giá bất động sản trung bình ở đây là 14.430
euro cho mỗi mét vuông nhưng đó cũng chỉ là một trong những lý do khiến paris
là 1 trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới. paris là 1 trong những
thành phố đông dân nhất châu âu, trong vòng 1 thập kỷ giá mỗi m2 của một căn
nhà tại paris tăng 64%, do bị hấp dẫn bởi phương pháp tiếp cận ủng hộ doanh
nghiệp của tổng thống Emmanuel Macron mà nhiều người giàu có Paris đã quay trở
về, đây cũng là nơi tập trung nhiều người giàu nhất trên thế giới. đến năm
2018, 3.955 người Paris có giá trị tài sản ít nhất 30 triệu usd sống trong
thành phố, các chuyên gia cho rằng sợ trở lại của họ làm gia tăng nhu cầu cũng
như giá các ngôi nhà sang trọng, giá cho những ngôi nhà tăng 12% năm 2017 và
5.3% năm 2018, các dịch vụ thiết yếu cũng tăng
1. Singapore
Singapore
giữ vững vị trí thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong Khảo sát Chi phí sinh hoạt
toàn cầu (Worldwide Cost of Living Survey) do tổ chức nghiên cứu kinh tế
Economist Intelligence Unit (EIU) thực hiện. Theo tin từ Bloomberg, đây là năm
thứ 5 liên tiếp Singapore đứng đầu xếp hạng những thành phố có chi phí sinh hoạt
"chát" nhất thế giới của EIU. Tuy nhiên, Paris và Hồng Kông đã nhảy
lên đứng cùng vị trí số 1 với đảo quốc sư tử.
Trong
top 5 còn có sự góp mặt của hai thành phố Thụy Sỹ là Zurich và Geneva. Hai
thành phố Mỹ New York và Los Angeles quay trở lại top 10 của xếp hạng, đứng ở vị
trí tương ứng 7 và 10, sau khi tụt xuống vị trí 13 và 14 trong xếp hạng năm
ngoái do đồng USD xuống giá.
Cuộc
khảo sát của EIU được thực hiện nhằm giúp các công ty tính toán mức phụ cấp
sinh hoạt và lên gói thù lao phù hợp khi điều nhân viên ra nước ngoài làm việc
hoặc cử nhân viên đi công tác nước ngoài. Để thực hiện xếp hạng, EIU đã tiến
hành so sánh giá cả của 160 sản phẩm và dịch vụ tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới. So với ở New York, chi phí sinh hoạt ở nhóm 3 thành phố đứng vị
trí số 1 đắt đỏ hơn 7%.
No comments