Khám Phá

Ai là người lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm

Cuộc đảo chính tại Nam - Việt Nam năm 1963 là cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt nam Cộng hòa thực hiện với sự làm ngơ của Mỹ vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam sụp đổ, chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn sự kiện này.


Để làm rõ được nguyên nhân vì sao lại có cuộc đảo chính, hãy cùng nhìn lại bối cảnh lịch sử năm 1963 tại miền Nam - Việt Nam

lat-do-ngo-dinh-diem

Kể từ khi về nước chấp chính, Ngô Đình Diệm đã được sự ủng hộ của Chính phủ Mỹ, đã tập hợp được nhiều đồng minh để lần lượt dẹp trừ các thế lực chống đối của cộng sản, giáo phái và các đảng phái. Tuy nhiên, khi chính sự đã ổn định, Tổng thống Diệm đã dần trở mặt với các thỏa hiệp ban đầu với những người đã ủng hộ ông và giúp đỡ ông giữ được ngôi vị Tổng thống. 

Để đảm bảo vị thế quyền lực của mình, Ngô Đình Diệm chủ trương kiềm chế các phe phái chính trị đối lập cũng như ảnh hưởng từ phía nước ngoài như Mỹ, Pháp. Điều này giúp ông có thể tập trung sức mạnh để đương đầu với đối thủ mà ông cho là nguy hiểm nhất - những người Cộng sản. Các tướng lĩnh như  Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân ... các chính khách như Trần Văn Hương, Nguyễn Ngọc Thơ, Phan Khắc Sửu ... kể cả nhiều đảng viên cao cấp của đảng Cần lao như Trần Chánh Thành, Võ Văn Trưng ... lần lượt đều bị xa lánh và tước bỏ ảnh hưởng. Quyền hành lúc này rơi vào tay: Ngô Đình Nhu, Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn, Tổng giám mục Ngô Đình Thục, Ngô Đình Luyện.

bo-may-lanh-dao-ngo-dinh-diem

Để chống những người theo miền Bắc - Việt Nam có hiệu quả. Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tập trung quyền lực vào bản thân và các người em của mình đồng thời hạn chế các quyền tự do - dân chủ. Điều  này không được những người đối lập tán đồng. Hộ liên tục công kích chính sách độc tài chính trị của Tổng thống. Mặt khác, sự lộng quyền của một số đảng viên Cần lao và chính sách đàn áp của Chính phủ bắt đầu gây bất mãn trong quần chúng. Trước tình hình an ninh ở nông thôn ngày càng xấu đi do những người cộng sản miền Nam tăng cường hoạt động với sự chi viện của miền Bắc, trước việc Chính phủ Ngô Đình Diệm tập trung quyền lực và hạn chế các quyền tự do - dân chủ để phục vụ mục tiêu chống Cộng quá lâu, các nhóm đối lập ngày càng kích động quần chúng phản đối Chính phủ Ngô Đình Diệm như một Chính phủ độc tài và gia đình trị

Vậy, có phải chính mâu thuẫn nội bộ của bộ máy Chính phủ là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc đảo chính khổng? 

Thực ra biến cố Phật giáo năm 1963 mới chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đảo chính cũng trong năm này. Ngày 6 tháng 5 năm 1963, biểu tình và đụng độ giữa những người theo Phật giáo (đứng đầu là thượng tọa Thích Trí Quang) và cuộc đụng độ làm thiệt mạng 8 người và bị thương 15 người.

Vào ngày 9 tháng 5 năm 1963, hơn 10 ngàn người kéo đến tư gia Tỉnh trưởng Huế biểu tình.

Ngày 30 tháng 5, Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại chùa Xá Lợi và chùa Ấn Quang, các tăng ni và Phật tử tuyệt thực 48 giờ, đồng thời 300 tăng ni biểu tình trước Quốc hội với những khẩu hiệu yêu cầu Chính phủ thỏa mãn năm nguyện vọng của Phật giáo. Ngày 2 tháng 6 năm 1963, tại Huế 500 sinh viên biểu tình chống Chính quyền kỳ thị Phật giáo.

Sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại lá thư tâm huyết. Sau đó, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư Lê Văn Duyệt (nay là ngữ tư Cách mạng tahngs Tám) và Pham Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) ở thành phố Sài Gòn, để phản đối chế độ Việt Nam Cộng hòa đàn áp Phật giáo.

Ngày 5 tháng 10 năm 1963, trước chợ Bến Thành, Đại đức Thích Quảng Hương, thế danh Nguyễn Ngọc Kỳ, tự thiêu để phản đổi chính sách kỳ thị tôn giáo của Chính phủ Diệm.

hoa-thuong-thich-quang-duc-tu-thieu

10 giờ sáng ngày 10 tháng 9 năm 1963, Thiền sư Thiên Mỹ châm lửa tự thiêu trước Nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.

Chính vì nguyên nhân trên Chính phủ Ngô Đình Diệm đã bị một số thành viên trong Chính phủ Mỹ cho rằng Chính phủ Ngô Đình Diệm tham nhũng, đàn áp đối lập, không chống những người theo miền Bắc - Việt Nam hữu hiệu. Một điều quan trọng hơn cả đối với người Mỹ là Ngô Đình Diệm có thái độ dè chừng, giữ khoảng cách với chính người Mỹ, cùng với việc Diệm ngày càng trở nên độc đoán, bảo thủ, khó tiếp cận và khó thuyết phục trong khi mục tiêu chống Cộng đang ngày càng gặp nhiều khó khăn đã khiến cho quan hệ giữa CIA và các cơ sở khác của Mỹ với anh em Ngô Đình Diệm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Và người Mỹ một lần nữa lại nghĩ đến nước cờ :thay ngựa giữa dòng" đối với Ngô Đình Diệm.

ngo-dinh-diem-gap-nguoi-my

Trong một cuộc tiếp kiến Đại sứ Frederick Nolting, khi Noltinh đề nghị để cho MỸ chia sẻ những quyết định về chính trị, quân sự và kinh tế, Ngô Đình Diệm trả lời rằng "chúng tôi không muốn trở thành một xứ bảo hộ của Mỹ". Có nguồn cho rằng từ năm 1961, Mỹ muốn thành lập căn cứ Không quân và Hải quân tại Cam Ranh nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm không chấp thuận.

Có tin rằng Chính phủ Ngô Đình Diệm đã bí mật liên lạc để tìm cách thỏa hiệp với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cụ thể là tháng 2 năm 1963, Ngô Đình Nhu mượn cớ đi săn cọp, đã bí mật gặp tại Bình Tuy một cán bộ cộng sản cao cấp là Phạm Hùng và có thể cả tướng Trần Độ. Chính phủ Mỹ khá bận tâm với nguồn tin này.

Tổng thống Kenedy lo ngại tình hình Việt nam ảnh hưởng xấu đến cuộc tái tranh cử của ông vào năm 1964. Trong cuộc họp báo ngày 22 tháng 5 về Việt Nam, Tổng thống Kennedy đã có những lời lẽ chỉ trích Chính phủ Ngô Đình Diệm và một câu nói của ông như một lời giận dỗi: Mỹ sẽ rút hết quân đội và chấm dứt viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa bất cứ lúc nào họ yêu cầu. Trả lời báo chí, ông ngụ ý là "Việt Nam muốn chiến thắng Cộng sản, cần phải có những thay đổi chính trị sâu rộng từ căn bản".

tong-thong-kenedy

Ngày 24 tháng 8 năm 1963, Henry Cabot Lodge, người vừa sang Sài Gòn làm Đại sứ nhận được chỉ thị từ Washington yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm cách chức Cố vấn Ngô Đình Nhu và cảnh báo Tổng thống Diệm rắng, nếu ông ta từ chối Mỹ sẽ phải "đối diện với khả năng chính bản thân ông Diệm không thể được bảo toàn".

Ngày 25 tháng 8, trong chương trình phát thanh của Đài tiếng nói Mỹ, Tổng thống Kennedy họp báo tuyên bố rằng: Nếu muốn công cuộc ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam hữu hiệu thì cần phải thay đổi chỉnh sách, thay đổi hệ thống nhân sự lãnh đạo tại Sài Gòn. Cũng khoảng thời gian này, Ngô Đình Nhu họp báo tại Los Angeles tuyên bố ràng Mỹ đang dự định tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Ông tố cáo rằng "hiện tời ở Việt Nam bất cứ một cuộc đảo chánh nào cũng không thể thành công được trừ khi được Mỹ xúi giục và hậu thuẫn".

Ngày 29 tháng 9 năm 1963, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara cùng tướng Maxwell Taylor qua Sài Gòn gặp Ngô Đình Diệm. McNamara nói với Ngô Đình Diệm rằng việc đàn áp Phật giáo gây trở ngại cho nỗ lực chống Cộng và phàn nàn về những tuyên bố của Ngô Đình Nhu nhưng Ngô Đình Diệm né tránh các vấn đề do McNamara đưa ra.

Vào ngày 1 tháng 11, Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã bị một nhóm tướng lãnh, dưới sự lãnh đạo của trung tướng Dương Văn Minh đã tiến hành đảo chính.

ngo-dinh-diem-ngo-dinh-nhu

Đại úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ riêng của tướng Dương Văn Minh, là kẻ chủ mưu hay chỉ là thừa hành nhận lệnh từ cấp trên và cấp trên đó là tướng Mai Hữu Xuân, người được tướng Minh điều động đi đón hai ông từ nhà thờ Cha Tam, hay Đại úy Nhung trực tiếp nhận lệnh giết từ tướng Minh?

Hai tháng sau khi đảo chính thành công, khi tướng Minh bị tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý, tức là bị đảo chính, thì đại ý Nhung cũng chết trong trại nhảy dù Hoàng Hoa Thám là nơi ông đang bị giam và thẩm vấn về vai trò liên quan đến cái chết của ông Diệm và Nhu. Cái chết của đại úy Nhung nhiều người cho là bị thủ tiêu hơn là tự ý treo cổ tự tử.

Mấy tháng sau khi Diệm và Nhu bị giết, một người trong dòng họ Ngô - Đình còn ở lại Việt Nam là Ngô Đình Cẩn, từng giữ vai trò cố vấn chỉ đạo miền Trung cho Chính phủ Diệm, cũng đã bị hành quyết. Sau khi đảo chính, ông Cẩn vào tòa lãnh sự Mỹ ở Huế để xin tị nạn trước sự căm hận nổi lên của dân chúng. Ông yêu cầu được đưa ra nước ngoài nhưng khi được đưa từ Huế vào Sài Gòn thì ông bị Sứ quán Mỹ giao lại cho phe đảo chính. Đầu năm 1964 ông bị đem ra tòa và bị án tử hình. Ông bị xử bắn trong nhà giam Chí Hòa ngày 9 tháng 5 năm 1964.

Vậy rút cục: Ai là người quyết định cuộc đảo chính này?

Năm 2000, tại một hội nghị về Việt Nam ở Đại học Texas Tech Lubbock, khi gặp đại tướng Nguyễn Khánh tôi có hỏi ông và bản án dành cho Ngô Đình Cẩn. Ông cho biết lúc đó tuy ông là lãnh đạo và muốn giảm án cho ông Cẩn nhưng quyền ân xá nằm trong tay tướng Dương Văn Minh vì ông là quốc trưởng, tướng Minh đã không ân xá cho ông Cẩn.

Về cái chết của anh em ông Diệm, theo cựu đại tá Dương Hiếu Nghĩa viết trong loạt bài đăng trên báo Người Việt ở Nam California, từ ngày 30 tháng 3 năm 1996, thì đại úy Nhung trực tiếp nhận mật lệnh giết hai ông từ riêng tướng Dương Văn Minh. Ông Nghĩa lúc đảo chính là thiếu tá và có đi theo đoàn xe đón anh em ông Diệm, Nhu ở nhà thờ Cha Tam.

Dầu năm 1996, khi tham dự một hội nghị về Chiến tranh Việt Nam, giai đoạn 1954 - 1965 khi được hỏi ai đã ra lệnh giết anh em ông Diệm, ông Nghĩa có nói đó lệnh của tướng Dương Văn Minh. Colby là người ủng hộ ông Diệm trong thời gian ông là trưởng cơ quan CIA tại Sài Gòn cho đến năm 1962.

duong-van-minh

Trong bài diễn thuyết tại hội nghị, ông Colby nhận định là ông Diệm không phải là người của Mỹ đưa về Việt Nam, mà thực sự là do ý muốn của người Pháp và ông Diệm đã không coi Mỹ là đồng minh thực sự muốn giúp Nam - Việt Nam. Theo ông Colby, việc không tham gia tổ chức Tổng tuyển cử năm 1956 là quyết định của riêng ông Diệm chứ người Mỹ không có ảnh hưởng hay thúc ép gì.

Tướng Minh tự quyết định hay nhận lênh từ phía Mỹ để giết anh em ông Diệm thì đến nay chưa có tài liệu hay bằng chứng xác minh.

Chỉ có một thực tế rằng sau cuộc đảo chính Dương Văn Minh đã lên làm Tổng thống Việt nam Cộng hòa trong thời gian 03 ngày (từ 28 tháng 4 đến 30 tháng 4 năm 1975). Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã kêu gọi các đơn bị quân đội Việt Nam Cộng hò còn lại ngứng bắn và đầu hàng vô điều kiện theo yêu cầu của Quân Giải phóng miền Nam khi họ bắt đầu tấn công vào Sài Gòn

Xem thêm:


► Help us reach 200.000 subs ! https://goo.gl/PQm2PU

► ĐĂNG KÝ kênh giúp chúng tôi đạt 200K Subs. Thanks! ► Website : http://govietnams.blogspot.com/

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ ► Email liên hệ hợp tác: hm96channel@gmail.com ► Fanpage Lịch sử Văn hóa Việt Nam: https://www.facebook.com/LichSu.VanHoa/

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ | Danh sách phát – Playlist | » Lịch Sử Việt Nam: https://goo.gl/N4gEqe

» Nhân Vật: https://goo.gl/TA49C

» Sự Kiện: https://goo.gl/Ts8wER

» Văn Hóa: https://goo.gl/9ifrN6

» Địa Danh: https://goo.gl/ZK3Xho

» Nhìn ra Thế giới: https://goo.gl/rtKiCx

» Khám Phá: https://goo.gl/kA4tDR

» Góc Cuộc Sống: https://goo.gl/F32dXZ

» Tiếng Anh Cho Người Việt: https://goo.gl/59LSwj

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ Thanks for watching!

No comments