Tại sao các thành phố không muốn đăng cai Thế vận hội - Olympics
Thế Vận Hội - Đó là vinh quang dành cho các vận động viên thi đấu vì sự vĩ đại dành chô họ trong các sân vận động sáng loáng trước ánh mắt của khán giả toàn cầu. Tuy nhiên, các kì Thế Vận Hội gần đây đang phải đối mặt với những từ như "bội chi", "lãng phí" và "gây tranh cãi". Thậm chí, đa phần khán giả không thấy được các kì Thế Vận Hội đã gây ra hậu quả lâu dài đến các thành phố đăng cai tồi tệ như thế nào.
Thế Vận Hội chuẩn bị đến ngày tàn rồi chăng? Ở thời điểm hiện tại, câu hỏi này vẫn còn rất khó có lời giải đáp. Nhưng cái "truyền thống vinh dự" này đang ngày càng tồi tệ hơn hàng năm. Việc đăng cai tốn rất nhiều tiền. Tất cả các kì Thế Vận Hội trong vòng 50 năm vừa qua, kể cả Mùa Hè hay Mùa Đông, đều bị bội chi vượt quá ngân sách đề ra. Thế Vận Hội Mùa Đông Sochi 2014 tại Nga đã chứng kiến đến 41 tỷ đô-la Mỹ bị bội chi (Ngân sách ban đầu dành cho sự kiện này là 10 tỷ nhưng số tiền cuối cùng phải chi ra lên đến 51 tỷ).
Giáo sư Andrew Zimbalist - Tác giả cuốn "Rio 2016: Thần thoại Thế Vận Hội, thực tiễn phũ phàng" (Rio 2016: Olympic Myths, Hard Realities) cùng nhiều cuốn sách khác viết về Thế Vận Hội chia sẻ: Mỗi kì Thế Vận Hội ngày nay yêu cầu chủ nhà phải cung cấp tối thiểu 35 cơ sở vật chất thi đấu, một làng vận động viên Olympic, tốn từ 1,5 tỷ đến 3 tỷ đô-la tùy vào tình hình thực tế, một cơ sở dành cho việc sản xuất các sản phẩm truyền thông và phát sóng truyền hình dành riêng cho Thế Vận Hội tốn khoảng nửa tỷ đến một đô-la, một làng dành cho giới báo chí tác nghiệp đưa tin về Thế Vận Hội, một nơi dùng để làm lễ khai mạc và bế mạc và một "khoảng xanh". Để kết nối những địa điểm trên với phần còn lại của thành phố, cần phải xây dựng thêm một hệ thống giao thông công cộng và phải có thêm cả hệ thống giao thông riêng dành cho các đại biểu thuộc Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC).
Trước kia, các thành phố thu được lợi nhuận cao từ việc tổ chức Thế Vận Hội, phần lớn là nhờ doanh thu của việc bán bản quyền phát song truyền hình. Nhưng IOC qua các năm lại tăng tỷ lệ chia sẻ tiền bản quyền. Vào thập niên 90, IOC chỉ đòi ăn chia 4% tiền bản quyền, tại Thế Vận Hội Mùa Hè Rio 2016, IOC đòi 70%. Sân vận động xây mới cho Thế Vận Hội có thể tiêu tốn đến 30 triệu đô-la/ năm tiền bảo dưỡng và vốn được định giá là những bất động sản đắt đỏ. Tuy nhiên, các thành phố thậm chí không biết phải trưng dụng công năng của những sân vận động ấy bắt đầu bị xuống cấp, ảnh hưởng đến việc định giá bất động sản. Bổ sung vào những mặt xấu của việc đăng cai Thế Vận Hội, giáo sư Andrew Zimbalist chia sẻ thêm rằng đăng cai Thế Vận Hội còn ây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường. Để chuẩn bị cho kì Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeong Chang 2018 tại Hàn Quốc, các nhà tổ chức đã phải hủy sinh thái của cả một dốc núi, đưa một số loài sinh vật đến nguy cơ diệt chủng.
Với những hậu quả mà không một thành phố nàm muốn gánh chịu như trên, ai là những người thật sự có mong muốn đăng cai Thế Vận Hội ngay từ đầu? Không nhiều lắm. Cứ sau mỗi thất bại tài chính mang tên "Đăng cai Thế Vận Hội", càng ngày có ít thành phố nộp đơn xin đăng cai. Để đăng cai chỉ một kì Thế Vận Hội, một thành phố phải lên phương án từ tận 10 năm trước đó. Thành phố Chicago (Mỹ) đã phải chi ước tính 100 triệu đô-la cho chiến dịch tranh cử thất bại để được đăng cai Thế Vận Hội Mùa Hè 2016 (Rio của Brazil thắng). Thành phố Boston (Mỹ) đã phải rút lại ý định xin đăng cai Thế Vận Hội Mùa Hè 2024 (về sau được ấn định đăng cai ở Paris - Pháp) sau khi nhóm "Không Thế Vận Hội Boston" (No Boston Olympics) vận động thành công. Từ 12 thành phố xin đăng cai Thế Vận Hội Mùa Hè 2004 (về sau đăng cai ở Athens - Hy Lap), con số này đã giảm sâu xuống còn 5 thành phố xin đăng cai Thế Vận Hội Mùa Hè 2020 (đăng cai ở Tokyo - Nhật Bản) và chỉ còn 2 thành phố xin đăng cai Thế Vận Hội Mùa Đông 2022 (ấn định đăng cai tại Bắc Kinh - Trung Quốc).
Nếu thế thì, Thế Vận Hội đã đến lúc "ngủm" rồi sao? Câu trả lời từ giáo sư Andrew Zimbalist là "Không". Ông chia sẻ: "Chủ tịch IOC, ông Thomas Bach, mặc dù bị nhiều chỉ trích nhưng nhìn chung ông ta là một người thông minh, biết rằng sẽ lâm vào thế khó khi nào. Và giờ đây IOC đang lâm vào thế khó ấy".
Vì thế, vào năm 2014, ông Bach đã đề xuất một danh sách 40 hành động mà IOC có thể làm để định vì tương lai của Phong trào Thế Vận Hội. Trong số này, có cách hành động như:
- Khuyến khích các thành phố nộp đơn xin đăng cai bằng cách đánh giá cơ hội tiềm năng và rủi ro tiềm tàng.
- Giảm chi phí xin đăng cai.
- Đảm bảo tính chất bền vững trong mọi mặt của các kì Thế Vận Hội.
Nghe có vẻ tốt đấy nhưng hiệu quả ra sao thì phải để thời gian trả lời. Khi được đề xuất về giải pháp duy trì Thế Vận Hội, giáo sư Andrew Zimbalist cho rằng cần phải bỏ đi việc các thành phố khác nhau đăng cai và chọn ra một thành phố cố định, đã xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết cho Thế Vận Hội và cho thành phố đó đăng cai các kì Thế Vận Hội sau này. Ông Zimbalist đưa ra một thành phố như thế cho các kì Thế Vận Hội Mùa Hè: Los Angeles (Mỹ). Los Angeles đã đăng cai 2 kì Thế Vận Hội vào các năm 1932 và 1984. Đây cũng sẽ là thành phố đăng cai Thế Vận Hội Mùa Hè năm 2028. Ông Zimbalist không đưa ra một thành phố như thế dành cho Thế Vận Hội Mùa Đông.
Xem thêm:
► Help us reach 200.000 subs ! https://goo.gl/PQm2PU
► ĐĂNG KÝ kênh giúp chúng tôi đạt 200K Subs. Thanks! ► Website : http://govietnams.blogspot.com/
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ ► Email liên hệ hợp tác: hm96channel@gmail.com ► Fanpage Lịch sử Văn hóa Việt Nam: https://www.facebook.com/LichSu.VanHoa/
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ | Danh sách phát – Playlist | » Lịch Sử Việt Nam: https://goo.gl/N4gEqe
» Nhân Vật: https://goo.gl/TA49C
» Sự Kiện: https://goo.gl/Ts8wER
» Văn Hóa: https://goo.gl/9ifrN6
» Địa Danh: https://goo.gl/ZK3Xho
» Nhìn ra Thế giới: https://goo.gl/rtKiCx
» Khám Phá: https://goo.gl/kA4tDR
» Góc Cuộc Sống: https://goo.gl/F32dXZ
» Tiếng Anh Cho Người Việt: https://goo.gl/59LSwj
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ Thanks for watching!
No comments