Khám Phá

10 quận có dân số thấp nhất Việt Nam

Giữa dân số và phát triển có mối quan hệ khăng khít với nhau, vừa ràng buộc nhau, hỗ trợ nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thì phải dựa vào yếu tố cơ bản là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực lại gắn liền với sự biến đổi dân số về số lượng và chất lượng, đồng thời sự biến đổi dân số còn thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực. Hãy cùng Go VietNam tìm hiểu 10 quận ít dân nhất Việt Nam để xem vì sao ít dân nhưng những quận này vẫn phát triển mạnh mẽ trong những năm qua.

10. Quận 1 (thành phố Hồ Chí Minh): 142.625 người

Quận 1 (gọi là quận Một hay quận Nhất) là quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 10 phường. Quận là nơi tập trung nhiều cơ quan chính quyền, các lãnh sự quán các nước và các tòa nhà cao tầng của thành phố (tòa nhà cao nhất quận 1 và thứ nhì thành phố Hồ Chí Minh là Bitexco Financial Tower). Quận 1 được xem là nơi sầm uất và mức sống cao nhất của thành phố về mọi phương diện. Đường Đồng Khởi và phố đi bộ Nguyễn Huệ là những khu phố thương mại chính của quận 1.

quan-1-thanh-pho-ho-chi-minh

Khu vực quận 1 ngày nay, xưa là vùng Sài Gòn - Bến Nghé, một trong những nơi tập trung dân cư sớm nhất của vùng đất phía Nam. Vùng đất Sài Gòn được chọn làm nơi đặt huyện lỵ huyện Tân Bình, phủ Gia Định khi Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược. Từ đó nơi đây luôn được chọn làm trung tâm của các đơn bị hành chính trong suốt quá trình phát triển của lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Quận 1 trở thành huyện lỵ của huyện Bình Dương trở thành phủ lỵ phủ Tân Bình và trấn Phiên An năm 1820.

Sài Gòn đầu thời Pháp thuộc vừa là huyện lỵ huyện Bình Dương, vừa là phủ lỵ phủ Tân Bình, vừa là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định. Pháp xây dựng Sài Gòn thành một thành phố hiện đại theo kiểu phương tây để làm thủ phủ của toàn cõi Đông Dương. Hiện nay, quận có diện tích 7.72km2, dân số là 142.625 người.

9. Quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ): 142.164 người

Quận Bình Thủy là một phần đô thị truyền thống Ninh Kiều - Bình Thủy về các công trình mang tính lịch sử thuộc khu đô thị trung tâm thành phố. Hiện nay, quận đóng vai trò như một đầu mối giao thông quan trọng của thành phố liên vận quốc tế về đường hàng không lẫn đường thủy như: Sân bay Cần Thơ, cảng Hoàng Diệu, cảng Trà Nóc, khu công nghiệp Trà Nóc I, khu công nghiệp Phú Hưng I và cùng với đó là các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan quan trọng của Chính phủ và thành phố Cần Thơ.

quan-binh-thuy-thanh-pho-can-tho

Ngoài ra, quận có một hệ thống sông rạch chi chít, sông liền sông, vườn nối vường. Với môi trường xanh, sạch, đẹp cùng với việc bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng, truyền thống, du lịch Bình Thủy mang một sắc thái riêng, độc đáo và hấp dẫn.
Ban đầu, Bình Thủy chỉ là tên một thôn và sau đó là làng thuộc địa bàn tỉnh Cần Thơ cũ. Đến năm 1906, làng Bình Thủy đổi tên thành làng Long Tuyền và sau năm 1956 làng Long Tuyền lại đổi thành xã Long Tuyền. Từ đó, địa danh Bình Thủy chỉ còn được dùng để chỉ tên một ngôi chợ và tên vùng đất quanh khu vực gần cầu Bình Thủy và đình Bình Thủy (lúc bấy giờ còn gọi là Long Tuyền Cổ miếu). Tuy nhiên, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, địa danh Bình Thủy lại được sử dụng nhiều để chỉ tên gọi các phi trường và khu vực căn cứ quân sự ở vùng đất này. Hiện nay, quận có diện tích 70.60 km2, dân số năm 2019 là 142.164 người với 8 phường.

8. Quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội): 135.618 người

Tên quận được đặt tên theo tên của hồ Hoàn Kiếm. Trên địa bàn quận có nhiều trung tâm buôn bán, thương mại lớn như: Tràng Tiền Plaza, chợ Đông Xuân, chợ Hàng Da, ... Là một quận trung tâm của thủ đô Hà Nội với diện tích 5.29 km2 với dân số 135.618 người, bao gồm 18 phường.

Quận Hoàn Kiếm luôn là trung tâm của Hà Nội và của Việt Nam, được hình thành cách đây gần 1000 năm, có một bề dày lịch sử phát triển. Quận là nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Có diện tích nhỏ nhất thành phố, nhưng quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Hà Nội, nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của thủ đô.

quan-hoan-kiem-thanh-pho-ha-noi

Là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước (10 bộ trong tổng số 17 bộ của Trung ương đóng trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phòng đại diện nước ngoài, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã hội - tôn giáo, Hoàn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố.

Với chợ Đồng Xuân - một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao lưu hàng hóa của cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn như: Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại sầm uất như Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào,... Hoàn Kiếm đã và đang trở thành trung tâm thương mại lớn của thủ đô Hà Nội

7.  Quận Hải An (thành phố Hải Phòng): 132.943 người

Quận Hải An nằm ở phía Đông thành phố Hải Phòng được thành lập năm 2002. tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh, là một quận nội thành với diện tích 104,92 km2, dân số là 132.943 người với 8 phường

quan-hai-an-hai-phong

Điều kiện kinh tế - xã hội của quận rất phức tạp, đặc biệt là kém phát triển so với các quận khác. Tuy nhiên, với ưu thế của quận mới có quỹ đất nông nghiệp dồi dào, ưu thế của quận xây dựng sau, Hải An có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch và xây dựng quận ngay từ đầu theo hướng hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của đô thị hiện đại.

Hiện nay Hải An có các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng, bao gồm các tuyến đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Địa bàn quận được bao quanh bởi hệ thống sông Lạch Tray, sông Cấm có của Nam Triều đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Đây là địa phương có dự án đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.

6. Quận Ô Môn (thành phố Cần Thơ): 128.677 người

Ô Môn là một quận nội thành thuộc thành phố Cần Thơ từ năm 2004. Quận Ô Môn nằm liền kề khu trung tâm truyền thống (Ninh Kiều - Bình Thủy) của thành phố. Hiện nay Ô Môn là quận có quy mô công nghiệp lớn thứ 2 thành phố sau quận Bình Thủy. Có vị trí quan trọng, chiến lược trong phát triển kinh tế, công nghiệp và đô thị mới của thành phố trong tương lai.

quan-o-mon-can-tho

Với diện tích 125.40 km2 và dân số 128.677 người và gồm 7 phường, ban đầu, địa danh Ô Môn chỉ là tên một làng thuộc tổng Thới Bảo, tỉnh Cần Thơ. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Ô Môn do lấy theo tên gọi làng Ô Môn vốn là nơi đặt quản lý.

Hiện các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, nhà máy này giữ vai trò là động lực phát triển và nhằm cung cấp, đào tạo nguồn nhân lực lao động trên địa bàn thành phố. Ngoài ra khu công nghiệp Trà Nóc 2 nằm trên địa bàn quận hiện nay đang dẫn đầu thành phố về thu hút đầu tư, với 55 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng kí lên đến 530 triệu USD. Trong khu công nghiệp Trà Nóc 2 hiện nay có các doanh nghiệp lớn như: nhà máy sản xuất ô tô Cần Thơ, chi nhanh Công ty Pepsico, công ty thủy sản Cổ Chiên, ...

5. Quận Kiến An (thành phố Hải Phòng): 118.047 người

Quận Kiến An có 10 phường và là một quận nội thành thuộc thành phố Hải Phòng có diện tích 29,6 km2 với dân số 118.047 người. Được thành lập năm 2007, trong những năm gần đây, quận Kiến An đã tạo được bước phát triển nhanh, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực với cơ cấu kinh tế đã được xác định: công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch dịch vụ và nông nghiệp.

quan-kien-an-hai-phong

Kiến An có khu công nghiệp Quán Trữ, với khá nhiều nhà máy công nghiệp nhẹ. Nhờ chính sách ưu đãi về đầu tư, Kiến An đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Hiện nay, quận đã thu hút đầu tư của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Nhờ đó, có thể trong vài năm tới, Kiến An sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, và rất có thể là mũi nhọn tăng trưởng của thành phố.

4. Quân Cái Răng (thành phố Cần Thơ): 105.393 người

Quận Cái Răng có 7 phường, là một quận trung tâm của thành phố Cần Thơ được thành lập năm 2004. Theo truyền thuyết, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang, có con cá sấu rất lớn dạt vào đây, rang của nó cắm vào miếng đất này. Tuy nhiên, trong cuốn Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer "karan" nghĩa là "cà ràng" (ông Táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành Cái Răng. Từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1975, Cái Răng là tên gọi nơi đặt quận lỵ quận Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ và sau đó là tỉnh Phong Dinh thời Việt Nam Cộng hòa. Diện tích của quận là 62,53 km2 với dân số 105.393 người.

quan-cai-rang-can-tho

Là quận nằm ở phía Nam của thành phố, có quốc lộ 1A đi qua, ngay từ khi mới thành lập, quận Cái Răng đã được xem là đơn vị "cửa ngõ", trọng điểm phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ. Trên địa bàn của quận có các khu công nghiệp Hưng Phú I, II, khu chế biến dầu thực vật Cái Lân, là vùng nguyên liệu và hàng hóa nông sản đáp ứng yêu cầu phát triển của các khu công nghiệp trong tương lại. Ngoài ra quận Cái Răng còn được xem là nút giao thông quan trọng của vùng đồng bằng châu thổ Cần Thơ nối liền đôi bờ sông Hậu bắc qua, mở ra triển vọng cho vùng kinh tế năng động và tiềm năng.

3. Quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng): 90.352 người

Ngũ Hành Sơn là một quận nội thành thuộc thành phố Đà Nẵng với diện tích 37 km2 và với dân số 90.352 người. Quận được thành lập năm 2005 với 4 phường.

Quận Ngũ Hành Sơn có các bãi biển đẹp là bãi biển Bắc Mỹ An, bãi biển Non Nước. Trên địa bàn của quận cũng có sân bay Nước Mặn là một căn cứ không quân quan trọng thời chiến tranh Việt Nam. Quận Ngũ Hành Sơn có bờ biển dài, sạch, đẹp hầu như còn hoang sơ và chưa bị ô nhiễm, có quần thể Ngũ Hành Sơn là danh thắng nổi tiếng đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

quan-ngu-hanh-son-da-nang

Nằm trên tuyến đường giao thông chính giữa thành phố Đà Nẵng với phố cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam, quận Ngũ Hành Sơn có vị trí và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch, nghỉ dường. Đây còn là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng không gian đô thị của thành phố về phía Đông Nam.

Hiện nay, trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: khu đô thị Làng Châu Âu, khu đô thị Phú Mỹ An, khu đô thị Nam cầu Tuyên Sơn, khu đô thị Sơn Thủy, khu đô thị Han River Riverside, khu đô thị Da Nang Pearl. khu đô thị FPT City Da Nang, khu đô thị Hòa Quý, khu đô thị Premier League Da Nang ...

2. Quận Dương Kinh (thành phố Hải Phòng): 60.319 người

Dương Kinh là một quận nội thành thuộc thành phố Hải Phòng được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách 6 xã từ huyện Kiến Thụy, quận gồm 6 phường với diện tích 48,85 km2 và dân số là 60.319 người.

quan-duong-kinh-hai-phong

Quận Dương Kinh có vị trí là cầu nối giao lưu giữa trung tâm thành phố với các quận huyện của thành phố. Quận Dương Kinh có dường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua tạo thuận lợi cho giao lưu giữa Hải Phòng với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Quận Dương Kinh cũng là cầu nối giữa trung tâm thành phố với khu du lịch Đồ Sơn, tiếp giáp với cảng hàng không quốc tế Cát Bi, trung tâm thương mại miền duyên hải, cảng biển. Quận Dương Kinh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với các quận, huyện trong thành phố và các tỉnh lân cận. Các công trình thể thao văn hóa như: nhà thi đấu đa năng, khu liên hợp thể thao thành phố, trung tâm hội trợ triển lãm quốc tế.

1. Quận Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng): 49.029 người

Là một quận nội thành ở phía Đông Nam thuộc thành phố Hải Phòng, Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5km với hàng chục móm đồi cao từ 25 đến 130m. Đồ Sơn là bãi biển nổi tiếng từ thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc. Cũng được nhắc đến trong truyện Trống mái (1936) của nhà văn Khải Hưng, đến năm 2007 thì quận được thành lập gồm 6 phường với diện tích 42,37 km2 và có số dân 49.029 người.

quan-do-son-hai-phong

Bãi biển Đồ Sơn có thể coi là khá đẹp, ở đây có sự kết hợp giữa một bên là biển cả mênh mông đỏ màu phù sa một bên là núi non, với hàng ngàn cây phi lao, thông, cọ ... tạo nên một phong cảnh "non nước hữu tình". Khu du lịch Đồ Sơn còn có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam - đảo Hoa Phượng, nằm ở trung tâm khu du lịch. Bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á ở khu du lịch đảo Dáu có vườn thú, vườn chim, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao. Ở Đồ Sơn có ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi. Đồ Sơn còn có thêm khu "Đà Lạt thu nhỏ", hàng năm được rất đông du khách đến vui chơi giải trí vào những ngày hè.

Xem thêm:


► Help us reach 200.000 subs ! https://goo.gl/PQm2PU

► ĐĂNG KÝ kênh giúp chúng tôi đạt 200K Subs. Thanks! ► Website : http://govietnams.blogspot.com/

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ ► Email liên hệ hợp tác: hm96channel@gmail.com ► Fanpage Lịch sử Văn hóa Việt Nam: https://www.facebook.com/LichSu.VanHoa/

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ | Danh sách phát – Playlist | » Lịch Sử Việt Nam: https://goo.gl/N4gEqe

» Nhân Vật: https://goo.gl/TA49C

» Sự Kiện: https://goo.gl/Ts8wER

» Văn Hóa: https://goo.gl/9ifrN6

» Địa Danh: https://goo.gl/ZK3Xho

» Nhìn ra Thế giới: https://goo.gl/rtKiCx

» Khám Phá: https://goo.gl/kA4tDR

» Góc Cuộc Sống: https://goo.gl/F32dXZ

» Tiếng Anh Cho Người Việt: https://goo.gl/59LSwj

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ Thanks for watching!

No comments