Tại sao giọng nói 3 miền khác nhau?
Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế, văn hóa thì cũng sẽ khác nhau. Ở Việt Nam chủ yếu có 3 vùng phương ngữ chính: Phương ngữ Bắc (Bắc Bộ), phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ Nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các phương ngữ này chủ yếu khác nhau chủ yếu về ngữ âm rồi đến từ vựng và cuối cùng là một chút khác biệt về ngữ pháp. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khái quát các phương ngữ Tiếng Việt dưới bài viết sau đây.
Vùng phương Nam hiện nay thì hình thành rõ nét kể từ khi chúa Nguyễn Hoàng vượt qua đèo Hải Vân vào Quảng Nam cùng với nhiều thay đổi trong ngữ âm và bổ sung nhiều từ vụng từ tiếng Khơ - me, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu và được chia thành các giọng như: giọng Quảng bao gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi; giọng Nẫu bao gồm: Bình Định và Phú Yên; giọng Nam Trung Bộ bao gồm Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng; giọng Sài Gòn bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận; giọng miền Tây bao gồm: các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc điểm của phương ngữ Tiếng Việt đó là có những tổ hợp song âm khi tách ra dùng đơn lẻ thì phương ngữ Nam chọn yếu tố thứ nhất, còn phương ngữ Bắc chọn yếu tố thứ hai, ví dụ như: dơ - bẩn, đau - ốm, lời - lãi, bao - bọc, mai - mối, hư - hỏng, dư - thừa, kêu - gọi, sợ - hãi, hình - ảnh, la - mắng, bồng - bế, hăm - dọa.
Ngược lại thì có những tổ hợp của người Bắc chọn yếu tố đầu, người miền Nam chọn yếu tố sau, ví dụ như: thóc - lúa, dẫm - đạp, đón - rước - trong phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rước mang ý nghĩa trang trọng, lừa - gạt, sắc - bén, lau - chùi, thứ - hạng, chậm - trễ, tìm - kiếm, vâng - dạ, đùa - giỡn, thuê - mướn, mau - lẹ, hung - dữ, trêu - chọc.
Nhiều từ vựng phương ngữ Bắc quen dùng từ thuần Việt, phương ngữ Nam hay dùng từ Hán Việt, ví dụ như: chia theo Bắc trước Nam sau: hát - ca, chè - trà, bèo tây - lục bình, quán - tiệm, mướp đắng - khổ qua, đỗ - đậu. Ở chiều ngược lại thì phương ngữ Bắc thông dụng từ Hán Việt thì phương ngữ Nam hay dùng từ đã Việt hóa, ví dụ như: hoa quả - trái cây.
Nhiều từ vựng phương ngữ Nam có nguồn gốc từ bối cảnh sông nước, địa điểm tự nhiên của miền Tây Nam Bộ như: có giang - quá giang, anh em cọc chèo - phân biệt chèo lái, chèo kế và chèo mũi, chỉ anh em đồng hao ở ngoài Bắc; khẳm (chỉ thứ có nhiều quá), ví dụ như: khẳm tiền; chìm xuồng có nghĩa là chỉ vụ việc đã bị lãng quên; tới bến hoặc là xuống nước.
Về cơ bản thì phương ngữ vùng nào thì người dân vùng đó dùng để giao tiếp tuy nhiên còn có đặc điểm sau: Phương ngữ miền Bắc được dùng nhiều trong các kênh thông tin đại chúng của quốc gia như: đài truyền hình Việt Nam. Tuy ngày càng có xu hướng nhiều chương trình bắt đầu có người dẫn chương trình dùng phương ngữ miền Nam nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá thấp trong khi phương ngữ miền Trung dường như vắng bóng. Chẳng hạn như trong chương trình thời sự lúc 19h hàng ngày, chương trình được xem là quan trọng và được hầu hết các đài truyền hình địa phương tiếp sóng chỉ có hai biên tập viên dùng phương ngữ miền Nam, tuy nhiên lời dẫn chương trình của các bản tin được gửi về từ các địa phương có thể là phương ngữ của vùng đó, ví dụ như bản tin về Quảng Bình thì sẽ được nói bằng giọng Quảng Bình.
Còn trong ca hát các ca sĩ dẫu trong Nam hay ngoài Bắc kể cả là hải ngoài đều dùng phương ngữ miền Bắc. Có một số trường hợp dùng phương ngữ địa phương bởi vì do tính chất bài hát, ví dụ như: ca sĩ Cẩm Ly hoặc dân ca địa phương hoặc vọng cổ phương ngữ miền Nam. Tuy nhiên trong nhiều bài tân cổ giao duyên thì phần tân cũng được hát bằng phương ngữ miền Bắc trong khi phần cổ thì hát bằng phương ngữ miền Nam.
Gần đây khi giao thông vận tải, truyền hình, phim và internet phát triển, nhìn chung người ngoài Bắc và trong Nam dễ hiểu nhau hơn, ở mức độ nào đó thì ảnh hưởng nhau ví dụ như: ở ngoài Bắc dùng từ nhậu - dô hoặc là trong Nam dùng từ vào (trong bóng đá) hoặc là từ bác trong internet nhiều hơn.
Trong xu hướng này các từ của tiếng Nam Bộ nhập vào tiếng Việt chung là biểu hiện rõ rệt nhất, ví dụ như bột giặt, kem giặt thay cho từ xà phòng bột và xà phòng kem, gạch bông, bông tai thay cho gạch hoa và hoa tai, máy lạnh thay cho điều hòa nhiệt độ, bà bẩu hay còn gọi là bà chửa và rất nhiều các từ ngữ khác. Ngoài ra thì trên mạng xã hội các thanh thiếu niên cũng cố tình viết sai chính tả để ký âm phương ngữ miền Nam hay phương ngữ miền Trung với mục đích là vui vẻ.
Chửi cha không bằng pha tiếng, với câu ấy cha ông ta đã tỏ ra hết sức tôn trọng phương ngữ địa phương, chúng ta phải có tinh thần tôn trọng những thế đối của phương ngữ, bởi lẽ phương ngữ là hồn cốt bao đời của cư dân là một phần đặc sắc trong văn hóa từng vùng miền, nó kết tinh từ trong lao động từ trong giao tiếp, từ lịch sử chinh phục thiên nhiên, giặc dã vùng, miền ấy. Nhưng nếu quá tôn trọng nó thì phương ngữ vùng, miền lại trở thành ngoại ngữ đối với vùng hoặc miền kia và như thế tất có hại cho quốc ngữ. Cho nên bên cạnh việc tôn trọng phương ngữ nhất định các vùng miền đều phải bảo vệ, phát triển quốc ngữ với tinh thần cao nhất.
Xem thêm:
No comments